Giải ngân đầu tư công làm “nóng” phiên thảo luận của HĐND tỉnh Bình Thuận

VOV.VN - Sáng 18/7, kỳ họp thứ 24 của HĐND tỉnh Bình Thuận, khóa XI tiếp tục diễn ra với phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về tình hình thực hiện giải ngân đầu tư công.

Theo đó, về kế hoạch đầu tư công năm 2024, tổng vốn Trung ương giao 5.084 tỷ đồng, so với năm 2023 tăng hơn 216 tỷ đồng. Đến ngày 10/7, giải ngân trên 1.224 tỷ đồng, đạt hơn 26% so với kế hoạch, giảm gần 10% so cùng kỳ 2023.

Về nguyên nhân giảm, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư là do công tác chuẩn bị đầu tư chậm. Hiện tỉnh đang làm quy hoạch giai đoạn 2021-2030 nên phải chờ cập nhật, do đó một số dự án phải chờ lập chủ trương đầu tư.

Ngoài ra, theo quy định hiện hành phát sinh thêm việc lập quy hoạch tổng mặt bằng, đánh giá tác động môi trường (ĐTM), phòng cháy chữa cháy khiến công tác chuẩn bị đầu tư kéo dài. Một số chủ đầu tư và đơn vị tư vấn năng lực còn hạn chế, nên khi đưa ra thẩm định dự án phải điều chỉnh nhiều lần.

Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc bồi thường giải phóng mặt bằng cũng gặp vướng mắc. Cụ thể, các dự án trọng điểm của tỉnh được giao vốn lớn trong năm 2024 như: cầu Văn Thánh, đường ven biển ĐT.719 đoạn Hòn Lan – Tân Hải, đường ĐT.719B, đoạn Phan Thiết – Kê Gà, đường Hàm Kiệm – Tiến Thành, vốn được giao hơn 600 tỷ đồng. Qua 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ giải ngân chỉ đạt hơn 10%.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận cho biết thêm về nguyên nhân việc bồi thường giải phóng mặt bằng chậm. Cụ thể, chính sách để thoả thuận với dân chưa phù hợp nên khi thoả thuận nhân dân không đồng thuận; việc xác định giá đất còn chậm; xét tính pháp lý lập hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng cũng chưa chặt chẽ nên người dân chưa đồng thuận.

Ông Lê Ngọc Tiến, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận cho biết, việc giải ngân chậm cũng một phần do Sở. Trong thời gian còn lại của năm 2024, các dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư phải rà soát lại công tác chuẩn bị, đẩy nhanh việc lập dự án đầu tư để trình duyệt, đủ điều kiện bố trí vốn khởi công sớm.

Về giải phóng mặt bằng, Tỉnh uỷ, UBND chỉ đạo người đứng đầu cấp uỷ phải tập trung tháo gỡ các vướng mắc như: Giá đất, tính pháp lý.

Theo ông Tiến: "Để có mặt bằng sớm, tôi nghĩ rằng nhân dân, cử tri cũng phải đồng lòng hỗ trợ, phối hợp với chính quyền để tháo gỡ. Trên thực tế tổng kết lại các tỉnh giải ngân tốt đưa ra kinh nghiệm để công tác giải phóng mặt bằng làm nhanh, khi tổ chức họp dân mà dân đồng thuận thì giao trước mặt bằng để thi công luôn, sau đó các ngành làm các thủ tục".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng đầu tiên được tách khỏi dự án đầu tư công
Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng đầu tiên được tách khỏi dự án đầu tư công

VOV.VN - Tỉnh Khánh Hòa triển khai dự án đầu tiên áp dụng Nghị quyết số 55/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, cho phép tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư công.

Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng đầu tiên được tách khỏi dự án đầu tư công

Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng đầu tiên được tách khỏi dự án đầu tư công

VOV.VN - Tỉnh Khánh Hòa triển khai dự án đầu tiên áp dụng Nghị quyết số 55/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, cho phép tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư công.

Các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc CMSC thúc đẩy nhiều dự án đầu tư trọng điểm
Các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc CMSC thúc đẩy nhiều dự án đầu tư trọng điểm

VOV.VN - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, về cơ bản 19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành nhiệm vụ SXKD, tổng giá trị vốn nhà nước được bảo toàn, phát triển. Tổng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, giá trị vốn đầu tư phát triển thực hiện và thu nhập bình quân của người lao động tăng lên.

Các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc CMSC thúc đẩy nhiều dự án đầu tư trọng điểm

Các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc CMSC thúc đẩy nhiều dự án đầu tư trọng điểm

VOV.VN - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, về cơ bản 19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành nhiệm vụ SXKD, tổng giá trị vốn nhà nước được bảo toàn, phát triển. Tổng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, giá trị vốn đầu tư phát triển thực hiện và thu nhập bình quân của người lao động tăng lên.

Công nghiệp hỗ trợ chưa bắt kịp với làn sóng đầu tư nước ngoài
Công nghiệp hỗ trợ chưa bắt kịp với làn sóng đầu tư nước ngoài

VOV.VN - Tỷ lệ tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp hỗ trợ của ngành điện tử, tin học, viễn thông, điện tử chuyên dụng,… mới đáp ứng được khoảng 15%; các ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 10%.

Công nghiệp hỗ trợ chưa bắt kịp với làn sóng đầu tư nước ngoài

Công nghiệp hỗ trợ chưa bắt kịp với làn sóng đầu tư nước ngoài

VOV.VN - Tỷ lệ tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp hỗ trợ của ngành điện tử, tin học, viễn thông, điện tử chuyên dụng,… mới đáp ứng được khoảng 15%; các ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 10%.