Giải ngân vốn ODA: Chậm vì không có khối lượng hoàn thành

VOV.VN - Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài chỉ đạt hơn 9% kế hoạch vốn được giao; trong đó, các bộ, ngành đạt 16% và các địa phương đạt 5%.

6 tháng, giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài mới đạt trên 9%

Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, kế hoạch vốn đầu tư công nguồn nước ngoài năm 2022 là 34.800 tỷ đồng, trong đó khối bộ, ngành là 12.110,283 tỷ đồng và địa phương 22.689,717 tỷ đồng. Đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện phân bổ kế hoạch vốn chi tiết và nhập dự toán trên hệ thống Tabmis của Kho bạc Nhà nước 33.289 tỷ đồng, đạt 95,66% kế hoạch vốn được giao.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài chỉ đạt 9,12% kế hoạch vốn được giao, trong đó, các bộ, ngành đạt 16,12%, các địa phương đạt 5,38%. Tính từ đầu năm, thời gian xử lý đơn rút vốn đảm bảo đúng quy định. Tỷ lệ hoàn trả lại đơn rút vốn 4,7% cho thấy, việc chuẩn bị đơn rút vốn đã cải thiện hơn so với trước đây.

Bên cạnh kế hoạch vốn đầu tư công nguồn nước ngoài năm 2022, vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài kế hoạch vốn năm 2021 được kéo dài sang năm 2022 là 5.321,942 tỷ đồng, trong đó của bộ, ngành là 1.666,648 tỷ đồng, của địa phương là 3.655,294 tỷ đồng.

Lý giải nguyên nhân tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài thấp, ông Võ Hữu Hiển cho biết, phần nhiều là do không có khối lượng hoàn thành để giải ngân. Các dự án chưa có khối lượng hoàn thành do chậm triển khai các công tác sẵn sàng cho đầu tư như: chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư; chậm thiết kế cơ sở; chậm đấu thầu, vướng mắc trong đấu thầu hoặc vướng trong thực hiện hợp hiện hợp đồng với nhà thầu... Bên cạnh đó, một số dự án thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định vay.

Ngoài ra, một số dự án lại chậm tiến hành công tác nghiệm thu, thanh toán hoặc đang kiện toàn ban quản lý dự án hoặc ảnh hưởng thời tiết, bão lũ, sạt lở và dự án không triển khai được...

Một số nguyên nhân khác xuất phát từ đặc thù của dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi, như vướng mắc liên quan đến nhà tài trợ Ngân hàng Thế giới (WB) áp dụng phương thức giải ngân theo kết quả, vướng mắc do chậm nhận được ý kiến không phản đối của nhà tài trợ hoặc ý kiến chấp thuận của nhà tài trợ đối với hồ sơ mời thầu.

“Các vướng mắc này thuộc trách nhiệm xử lý của Ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án và các nhà tài trợ,” ông Hiển nhấn mạnh.

Người đứng đầu các bộ, ngành cần cam kết giải ngân hết 100%

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn, vốn đầu tư công thực hiện năm 2022 rất lớn, với tổng số khoảng 700.000 tỷ đồng, bao gồm vốn kế hoạch 2022, vốn kéo dài từ các năm trước chuyển sang, vốn giao thêm của các địa phương, nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và nguồn vốn giao bổ sung từ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025...

 “Có thể nói đây là nguồn lực rất lớn, lớn nhất từ trước đến nay, góp phần quan trọng cho phục hồi nền kinh tế, do đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trong đó có Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm để thúc đẩy giải ngân”, Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn cho biết.

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã có nhiều giải pháp để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài thông qua phối hợp cùng với một số bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư; một số bộ có chỉ tiêu lớn như: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... đã có giải pháp để thúc đẩy giải ngân, như cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính... Tuy nhiên, kết quả giải ngân còn chậm so với kế hoạch đề ra cũng như so với năm trước.

“Giải ngân chậm ODA có nhiều nguyên nhân, khách quan là chúng ta tiếp tục chịu ảnh hưởng của đại dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến giải ngân vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn ODA. Bên cạnh đó, tình hình giá cả leo thang, nhập nguyên vật liệu cho các dự án đầu tư từ nguồn vốn ODA cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan là rất quan trọng, đặc biệt là khâu tổ chức thực hiện. Cùng với điều kiện như vậy cùng với một cơ chế chính sách như vậy nhưng có địa phương các bộ, ngành phải giải ngân vốn đầu tư cao nhưng nhiều địa phương và nhiều bộ ngành để giải ngân còn rất thấp, thậm chí có nơi còn chưa giải ngân vốn đầu tư công”, Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn chỉ rõ.

Để hoạt động giải ngân đảm bảo kế hoạch đề ra, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện kiểm tra, rà soát, giám sát, đôn đốc thực hiện kế hoạch vốn của các chủ dự án, kịp thời tháo gỡ ngay vướng mắc, khó khăn trong triển khai dự án và giải ngân, chỉ đạo tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án có tiềm năng và các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, phê duyệt hợp đồng.

“Các trường hợp không có khả năng hoàn thành khối lượng dự án theo tiến độ đặt ra, phải cắt giảm hoặc chuyển giao kế hoạch vốn, song với phần kế hoạch vốn còn lại sau khi đã được điều chỉnh giảm, người đứng đầu các bộ, ngành cần cam kết giải ngân hết 100%”, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đề xuất.

Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp tháo gỡ khó khăn, quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin hơn nữa trong giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi và trao đổi với nhà tài trợ phối hợp xử lý nhanh các hồ sơ giải ngân...

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽ sớm trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài phù hợp với Luật số 03/2022/QH15 vừa được Quốc hội thông qua ngày 11/01/2022, theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn nước ngoài, tăng cường phân cấp trong quản lý, sử dụng vốn ODA gắn với trách nhiệm của cấp, đơn vị sử dụng vốn ODA.

“Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải cũng cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu bổ sung xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn định mức, đơn giá vật tư, thiết bị chuyên ngành đường sắt để có căn cứ áp dụng, thực hiện”, ông Vũ Hữu Hiển đề nghị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Cứ nói Luật Đầu tư công là tiên tiến…nhưng thực ra là dở”
Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Cứ nói Luật Đầu tư công là tiên tiến…nhưng thực ra là dở”

VOV.VN - Để chống lạm phát, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, các cấp, ngành phải tập trung vào giải phóng mặt bằng, thúc đẩy sản xuất, và tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư công hoàn thành. Tuy nhiên, đầu tư công hiện có rất nhiều vướng mắc.

Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Cứ nói Luật Đầu tư công là tiên tiến…nhưng thực ra là dở”

Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Cứ nói Luật Đầu tư công là tiên tiến…nhưng thực ra là dở”

VOV.VN - Để chống lạm phát, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, các cấp, ngành phải tập trung vào giải phóng mặt bằng, thúc đẩy sản xuất, và tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư công hoàn thành. Tuy nhiên, đầu tư công hiện có rất nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ “nút thắt” nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Tháo gỡ “nút thắt” nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

VOV.VN - Thủ tục rườm rà, tâm lý sợ trách nhiệm, sự xung đột về giá trong thực hiện giải phóng mặt bằng, năng lực thi công của nhà thầu… là những “nút thắt” khiến giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ.

Tháo gỡ “nút thắt” nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Tháo gỡ “nút thắt” nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

VOV.VN - Thủ tục rườm rà, tâm lý sợ trách nhiệm, sự xung đột về giá trong thực hiện giải phóng mặt bằng, năng lực thi công của nhà thầu… là những “nút thắt” khiến giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ.

“Có một sự sốt ruột không hề nhỏ khi chúng ta có tiền mà không thể tiêu được"
“Có một sự sốt ruột không hề nhỏ khi chúng ta có tiền mà không thể tiêu được"

VOV.VN - Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Quốc hội, đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai) đã cảm thán khi nhắc đến việc chậm giải ngân vốn đầu tư công, nhất là gói đầu tư trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

“Có một sự sốt ruột không hề nhỏ khi chúng ta có tiền mà không thể tiêu được"

“Có một sự sốt ruột không hề nhỏ khi chúng ta có tiền mà không thể tiêu được"

VOV.VN - Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Quốc hội, đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai) đã cảm thán khi nhắc đến việc chậm giải ngân vốn đầu tư công, nhất là gói đầu tư trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.