Hà Nội sẽ không kinh doanh dưới lòng đường ở phố đi bộ mới

6 tuyến tuyến phố mới là: Hàng Buồm - Mã Mây - Đào Duy Từ - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện. 

Khác với các tuyến phố đi bộ hiện nay tại khu phố cổ, sáu tuyến phố đi bộ mới chuẩn bị được đưa vào khai thác sẽ không kinh doanh dưới lòng đường, tạo điều kiện cho khách tham quan khám phá phố cổ. 

Các tuyến phố đi bộ sẽ được tổ chức vào tối thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần. Đây là thông tin được ông Đỗ Xuân Thủy, Tổng giám đốc Công ty CP Đồng Xuân (đơn vị được UBND quận Hoàn Kiếm giao cho quản lý, khai thác hoạt động các tuyến phố đi bộ) công bố ngày 22-4.

Hiện tại, Hà Nội đang có bốn tuyến phố đi bộ tại khu phố cổ gồm: Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Đồng Xuân. Tuy nhiên, cuối năm UBND TP Hà Nội đã cho phép mở rộng không gian đi bộ sang sáu tuyến phố mới là: Hàng Buồm - Mã Mây - Đào Duy Từ - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện.

Sáu tuyến phố này đều thuộc khu bảo tồn cấp I của khu phố cổ. Đây là các phố còn lưu giữ nhiều kiến trúc cổ thế kỉ 18 - 19 và nhiều di tích lịch sử văn hóa như: đền Bạch Mã, đền Quan Đế, nhà cổ 87 Mã Mây, đền Hương Tượng...

Nếu như bốn tuyến phố cũ dùng phần lớn lòng đường dành cho việc kinh doanh thì tuyến phố đi bộ mới chỉ kinh doanh trên vỉa hè, lòng đường là nơi khách tham quan đi lại.

Công ty CP Đồng Xuân đã rà soát, chấp nhận đợt một với 168 hộ đủ điều kiện kinh doanh trên vỉa hè. Điểm kinh doanh trên hè đảm bảo nguyên tắc dành lối đi vào bên trong cho các hộ dân từ 0,8 m đến 1 m.

Để phục vụ cho hoạt động của các tuyến phố đi bộ mới, UBND quận đã cấp phép bảy điểm trông giữ xe với diện tích 648 m2 để phục vụ tuyến phố và quy hoạch thêm các điểm để ngăn chặn tình trạng trông xe tự phát.

Giá trông giữ là 5.000 đồng mỗi lượt theo quy định của thành phố. Để việc tổ chức phố đi bộ không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trên địa bàn, Công ty CP Đồng Xuân đã in 2.000 tem phát cho các hộ dân dán vào phương tiện của gia đình mình để ra vào khu phố và gửi xe miễn phí các tối cuối tuần.

Ngoài ra, các đơn vị đã lắp đặt nhiều đèn trang trí giới thiệu tuyến phố, thay thế 53 đèn cao áp và tăng cường chiếu sáng tại các điểm di tích như đền Bạch Mã, đền Quán Đế, nhà cổ 87 Mã Mây; lắp đặt 20 thùng rác loại 80 lít, tháo dỡ 412 mái che, mái vẩy của các hộ dân, hơn 100 hộ đã thay các biển quảng cáo cho đúng mẫu mã; chuẩn bị công tác phòng cháy, chữa cháy…

Trong tháng 4, Công ty CP Đồng Xuân đã tổ chức thí điểm hoạt động của sáu tuyến phố đi bộ mới và sẽ sớm đưa vào hoạt động chính thức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nỗi buồn chợ đêm phố cổ
Nỗi buồn chợ đêm phố cổ

Ban đầu chợ đêm phố cổ được mở ra với mong muốn tái hiện không gian sinh hoạt đậm chất văn hóa phố cổ để trở thành một trung tâm du lịch của Thủ đô. Tuy nhiên, kỳ vọng này vẫn chưa đạt được mà chợ đêm còn có chiều hướng biến tướng, xuống cấp

Nỗi buồn chợ đêm phố cổ

Nỗi buồn chợ đêm phố cổ

Ban đầu chợ đêm phố cổ được mở ra với mong muốn tái hiện không gian sinh hoạt đậm chất văn hóa phố cổ để trở thành một trung tâm du lịch của Thủ đô. Tuy nhiên, kỳ vọng này vẫn chưa đạt được mà chợ đêm còn có chiều hướng biến tướng, xuống cấp