Hạn, xâm nhập mặn ở ĐBSCL ở mức cao, nhưng không gay gắt

VOV.VN - Nguy cơ xuất hiện tình trạng hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024 - 2025 ở ĐBSCL ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nhưng sẽ không gay gắt như mùa khô các năm 2023 - 2024, năm 2015 - 2016 và năm 2019 - 2020. Một số vùng ven biển cần chủ động về nguồn nước sinh hoạt và sản xuất trong những tháng cao điểm mùa khô, nhất là tình hình thời tiết cực đoan.

Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, dự báo ENSO từ tháng 11/2024 đến tháng 3/2025 vẫn duy trì trạng thái Lanina chiếm ưu thế với xác suất từ 61 - 73%. Khả năng mưa trái mùa sẽ xuất hiện nhiều hơn trong thời kỳ này so với trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2023 - 2024 và ít có nguy cơ xảy ra hạn khí tượng nắng nóng kéo dài như năm 2023 - 2024. Dự báo mưa các tháng mùa khô năm 2024 - 2025 phổ biến xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm.

Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam cho biết, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu đến 30/11/2024 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm, mặc dù thấp hơn không nhiều so với năm 2023 và năm 2022, nhưng cao hơn khá nhiều cùng kỳ 2019 và 2015.

Theo ông Nguyễn Huy Khôi, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, khả năng tích nước của các hồ ở thượng lưu đến cuối tháng 11/2024, Hồ chứa thủy điện thượng lưu đã tích được khoảng 88% tổng dung tích hữu ích. Trong đó, các hồ trên sông Lan Thương (Trung Quốc) tích trữ 94%, các hồ ở Hạ lưu vực sông Mê Kông tích trữ ở mức khoảng 74%. Dự kiến đầu mùa năm 2024-2025, dung tích hữu ích duy trì ở mức 70-80%, cao hơn trung bình nhiều năm.

Dự báo triều cường các tháng mùa khô 2024- 2025, ông Nguyễn Huy Khôi cho biết, triều cường ở mức cao hơn khá nhiều so với trung bình nhiều năm; phổ biến cao hơn cùng kỳ mùa khô các năm 2015 - 2016 và năm 2019 - 2020; cao hơn mùa khô 2023 – 2024, vào tháng 12 xấp xỉ mùa khô 2023 - 2024 vào tháng 1, thấp hơn mùa khô năm 2023 - 2024. Từ những cơ sở trên, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam nhận định, nguy cơ xuất hiện tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024 - 2025 vẫn có thể xảy ra và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nhưng sẽ không gay gắt như mùa khô các năm 2023 - 2024, năm 2015 - 2016 và năm 2019 – 2020.

“Nguy cơ xuất hiện về tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô 2024 - 2025 vẫn có thể xảy ra, và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, sẽ không gay gắt như các mùa khô các năm 2023 - 2024, năm 2015 - 2016 và năm 2019 – 2020. Chúng tôi vẫn đánh giá là năm 2023 - 2024 nếu điều kiện thủy văn thì không phải quá khắc nghiệt. Tuy nhiên, năm 2023 là một năm mang tính chất hạn về khí tượng nhiều, vùng ảnh hưởng nhiều nhất là ở Cà Mau, vì Cà Mau sử dụng nước trời là chính. Cho nên nếu gặp những năm nền nhiệt cao thì nguy cơ thiếu nước sẽ xảy ra”, ông Nguyễn Huy Khôi cho biết thêm.

Kế hoạch xuống giống lúa vụ Đông Xuân năm 2024 - 2025 vùng ĐBSCL gần 1,5 triệu. Tính đến ngày 16/11, toàn Đồng bằng đã xuống giống được 360.873ha, tương đương khoảng 24% kế hoạch. Đa phần các tỉnh đã thực hiện xuống giống trừ Bến Tre và Trà Vinh, trong đó nhiều nhất ở các tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp và Long An.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều giải pháp hạn chế hạn mặn xâm nhập đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều giải pháp hạn chế hạn mặn xâm nhập đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Hiện nay, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn cao điểm của mùa khô 2023-2024 và dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao đến hết tháng 5. Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của công trình thủy lợi. Phóng viên VOV trao đổi với ông Nguyễn Hồng Khanh Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi về giải pháp nào hạn chế mặn xâm nhập ở ĐBSCL.

Nhiều giải pháp hạn chế hạn mặn xâm nhập đồng bằng sông Cửu Long

Nhiều giải pháp hạn chế hạn mặn xâm nhập đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Hiện nay, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn cao điểm của mùa khô 2023-2024 và dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao đến hết tháng 5. Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của công trình thủy lợi. Phóng viên VOV trao đổi với ông Nguyễn Hồng Khanh Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi về giải pháp nào hạn chế mặn xâm nhập ở ĐBSCL.

Sóc Trăng nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do hạn mặn xâm nhập
Sóc Trăng nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do hạn mặn xâm nhập

VOV.VN - Hiện nay, công tác ứng phó hạn mặn xâm nhập đang được ngành chuyên môn và nông dân Sóc Trăng chủ động triển khai khẩn trương, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến sản xuất trong mùa khô năm nay.

Sóc Trăng nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do hạn mặn xâm nhập

Sóc Trăng nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do hạn mặn xâm nhập

VOV.VN - Hiện nay, công tác ứng phó hạn mặn xâm nhập đang được ngành chuyên môn và nông dân Sóc Trăng chủ động triển khai khẩn trương, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến sản xuất trong mùa khô năm nay.

Bảo vệ vườn sầu riêng khi nước mặn xâm nhập
Bảo vệ vườn sầu riêng khi nước mặn xâm nhập

VOV.VN - Những ngày gần đây, gió chướng thổi mạnh, nước mặn đã xâm nhập nhanh vào các hệ thống sông, rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Việc ngăn mặn, trữ nước ngọt để bảo vệ an toàn vườn cây sầu riêng ven sông là rất cấp thiết.

Bảo vệ vườn sầu riêng khi nước mặn xâm nhập

Bảo vệ vườn sầu riêng khi nước mặn xâm nhập

VOV.VN - Những ngày gần đây, gió chướng thổi mạnh, nước mặn đã xâm nhập nhanh vào các hệ thống sông, rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Việc ngăn mặn, trữ nước ngọt để bảo vệ an toàn vườn cây sầu riêng ven sông là rất cấp thiết.