Hàng loạt công trình sai phép bủa vây cây cầu nghìn tỷ ở Bắc Ninh vẫn hoạt động

VOV.VN - Hàng loạt công trình nhà xưởng sai phép bủa vây chân cầu Bình Than khu vực xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp chỉ thị kiểm tra của UBND tỉnh Bắc Ninh.

Để làm rõ thêm thông tin người dân phản ánh có hàng loạt công trình như bến bãi, nhà xưởng, trang trại lợn và trạm trộn bê tông không phép, xây dựng trên đất nông nghiệp ngày phía dưới chân cầu Bình Than ở xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, phóng viên Báo Điện tử VOV đã đặt lịch làm việc nhiều ngày với UBND huyện Gia Bình, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự phản hồi cụ thể, mà chỉ nhận được thông tin cụt ngủn từ Chánh Văn phòng UBND huyện Gia Bình rằng; "Hiện nay huyện đang phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh kiểm tra xử lý".

Trong khi đó, theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay có hàng loạt công trình như bến bãi, nhà xưởng, trang trại lợn và trạm trộn bê tông không phép, xây dựng trên đất nông nghiệp vẫn hoạt động bình thường dưới khu vực chân cầu Bình Than, mặc dù UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu kiểm tra, xử lý tình trạng trên. Việc này như thể hiện sự phớt lờ của những người liên quan trước chỉ thị kiểm tra của UBND tỉnh Bắc Ninh.

Theo khảo sát của phóng viên, hiện nay có hàng loạt công trình như bến bãi, nhà xưởng, trang trại lợn và trạm trộn bê tông không phép, xây dựng trên đất nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến kết cấu của cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ.

Trả lời báo chí, ông Vũ Văn Quang - Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Ninh cho biết, những công trình xây dựng dưới chân cầu Bình Than đã diễn ra nhiều năm nay.

“Toàn bộ khu vực chân cầu Bình Than là đất nông nghiệp, nhưng hiện nay đang được các hộ dân, doanh nghiệp thuê lại để sử dụng với mục đích khác”- ông Quang nói.

Trước đó, như Báo Điện tử VOV đã đưa tin, tại khu vực chân cầu Bình Than thuộc xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh hàng loạt công trình xây dựng trên đất nông nghiệp ngay sát cây cầu như trang trại, kho xưởng, trạm trộn bê tông không phép... làm ảnh hướng đến kết cấu của cầu Bình Than cũng như hành lang thoát lũ.

Ngay sau khi phản ánh, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh vào ngày 19/7, yêu cầu kiểm tra những công trình tại chân cầu Bình Than (khu vực xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình).

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cầu nghìn tỷ ở Bắc Ninh bị hàng loạt công trình bủa vây gây mất an toàn
Cầu nghìn tỷ ở Bắc Ninh bị hàng loạt công trình bủa vây gây mất an toàn

VOV.VN - Ông Nguyễn Công Trình - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Ninh cho biết: “Nhiều vi phạm dưới chân cầu Bình Than đặc biệt là trạm trộn bê tông không phép đã ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu của cầu, vì các xe bê tông có trọng tải rất lớn”.

Cầu nghìn tỷ ở Bắc Ninh bị hàng loạt công trình bủa vây gây mất an toàn

Cầu nghìn tỷ ở Bắc Ninh bị hàng loạt công trình bủa vây gây mất an toàn

VOV.VN - Ông Nguyễn Công Trình - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Ninh cho biết: “Nhiều vi phạm dưới chân cầu Bình Than đặc biệt là trạm trộn bê tông không phép đã ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu của cầu, vì các xe bê tông có trọng tải rất lớn”.

Một số địa phương ở Bắc Ninh buông lỏng quản lý, xử lý vi phạm đê điều đạt thấp
Một số địa phương ở Bắc Ninh buông lỏng quản lý, xử lý vi phạm đê điều đạt thấp

VOV.VN - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cho biết: “Hiện trên địa bàn tỉnh còn nhiều vi phạm về đê điều, thủy lợi chồng chất, tích tụ nhiều năm, không được xử lý kịp thời. Trong đó, một số địa phương còn buông lỏng, dẫn đến hiệu quả xử lý vi phạm đạt thấp”.

Một số địa phương ở Bắc Ninh buông lỏng quản lý, xử lý vi phạm đê điều đạt thấp

Một số địa phương ở Bắc Ninh buông lỏng quản lý, xử lý vi phạm đê điều đạt thấp

VOV.VN - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cho biết: “Hiện trên địa bàn tỉnh còn nhiều vi phạm về đê điều, thủy lợi chồng chất, tích tụ nhiều năm, không được xử lý kịp thời. Trong đó, một số địa phương còn buông lỏng, dẫn đến hiệu quả xử lý vi phạm đạt thấp”.