Hàng thủ công Việt nguy cơ thua trên sân nhà vì chậm đổi mới sản phẩm

VOV.VN -Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đang đứng trước thách thức về thị trường và gia tăng giá trị xuất khẩu...

Trong 2 năm trở lại đây, giá trị kim ngạch xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đạt khoảng 1,5 tỉ USD/năm. Mặc dù là ngành có nhiều tiềm năng, với lợi thế về nguyên liệu, nhân lực, tay nghề… nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này đang đứng trước thách thức về thị trường và gia tăng giá trị xuất khẩu, khi sản phẩm ngày càng kém cạnh tranh, cộng với cách làm ăn nhỏ lẻ, tự phát.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hiện khó tìm đơn hàng xuất khẩu.

Sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, sản phẩm chậm đổi mới

Cơ sở thêu tay cao cấp Hòa Nhựa ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương mỗi năm xuất khẩu khoảng 2.000 sản phẩm thêu tranh, túi xách, khăn… sang thị trường Nhật Bản và một số nước châu Âu, trị giá khoảng 2 tỷ đồng. Bà Phạm Thị Hòa, chủ cơ sở này cho biết, dù muốn nâng giá trị xuất khẩu hơn nữa cũng rất khó. Khách hàng đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Thậm chí, nhiều khách hàng không muốn chọn mẫu do cơ sở thiết kế mà đặt mẫu riêng.

Theo bà Hòa, mẫu mã sản phẩm đang là điểm yếu của những cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: “Về nghề thêu, kỹ thuật thì rất cao, rất tốt nhưng mẫu mã thiết kế chưa đa dạng, khó cạnh tranh, ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu. Đầu tư mẫu mã tốn kém và khó. Cơ sở chúng tôi quy mô nhỏ, tự thiết kế mẫu mã thôi chứ không có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp. Nếu thiết kế mẫu mã đẹp hơn thì cơ hội xuất khẩu sẽ nhiều hơn.”

Thực tế lâu nay, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thường theo kinh nghiệm truyền thống, sản phẩm chậm đổi mới, thiếu sáng tạo, độ tinh xảo và kém sức cạnh tranh. Thậm chí, nhiều mẫu mã sản xuất theo đơn đặt hàng của nước ngoài nên chỉ có thể đáp ứng một số lô hàng trong thời gian nhất định, không bền vững. Bởi vậy, mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng giá trị xuất khẩu và đóng góp của ngành này còn hạn chế.

Một điểm yếu nữa là các doanh nghiệp thiếu tính toán, nghiên cứu thị thị trường. Các doanh nghiệp, làng nghề chỉ sản xuất và bán những gì mình có, ít tìm hiểu thông tin xem thị trường cần những sản phẩm như thế nào và chưa gắn kết được các khâu trong chuỗi giá trị từ thiết kế mẫu mã, cung ứng nguyên phụ liệu đến sản xuất và tiêu thụ.

Ông Nguyễn Hữu Hiệp, Phó Giám đốc Công ty gốm Chu Đậu cho rằng, đây là những hạn chế mà các doanh nghiệp và làng nghề cần khắc phục. Không chỉ đổi mới sản phẩm mà cần đổi mới cả cách làm, cách tiếp thị giới thiệu sản phẩm ra thị trường thế giới: “Hàng xuất khẩu những năm gần đây đi xuống. Mẫu thường làm theo khách đặt rồi sản xuất. Nay cần nghiên cứu thị trường rồi làm mẫu và gửi sang chào hàng. Định hướng này theo thị trường mới, phải tư duy mới thì mới đưa được hàng của mình ra thị trường nước ngoài. Tôi tin là khả năng chào bán sẽ hiệu quả hơn.”

Làm ăn tự phát, manh mún, rất khó cạnh tranh

Hiện cả nước có hơn 5.000 làng nghề, thu hút 10 triệu lao động. Tuy nhiên, các cơ sở làng nghề có tới 80% là hộ gia đình nhỏ lẻ, làm ăn tự phát, manh mún, rất khó cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

Theo Hiệp hội làng nghề Việt Nam, khả năng liên kết giữa các làng nghề và các doanh nghiệp còn hạn chế. Các làng nghề có thế mạnh là tạo ra những sản phẩm tỉ mỉ, cầu kỳ, nhưng khi khách hàng cần một container hàng và giao trong vòng một tháng thì hầu như các làng nghề đều “bó tay”. Không ít doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bỏ lỡ những đơn hàng lớn, khiến cho khách hàng phải chuyển sang đặt mua ở những thị trường khác như Lào, Thái Lan hay Trung Quốc.

Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, rất cần đầu tư bài bản, từ việc thiết kế mẫu mã cho phát triển thị trường.

 “Hơn 5.000 làng nghề nhưng làm tự phát, manh mún. Mạnh ai người ấy làm, không tìm hiểu thị trường nên bán sản phẩm không ai mua. Hội nhập rồi mà cứ bán cái gì mình có, không cải tiến mẫu mã và sáng tạo sản phẩm là thua ngay trên sân nhà. Đây là vấn đề sống còn. Chúng ta cần học Nhật Bản về việc phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Họ không có nguyên liệu phong phú như chúng ta nhưng lại làm rất phong phú. Nhật Bản từ năm 1974 có luật về sản phẩm thủ công, có những tiêu chí rõ ràng về sản phẩm và nghệ nhân quốc gia được coi trọng.” – ông Dần nhấn mạnh.

Để đến được các thị trường khó tính, giá trị cao, doanh nghiệp và địa phương cần hướng đến các sản phẩm chất lượng và có tính ứng dụng cao trong cuộc sống; gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh từ khâu nguyên liệu, tạo mẫu, sản xuất…Doanh nghiệp cũng rất cần những hỗ trợ về vốn, thông tin thị trường, rào cản kỹ thuật, chính sách nhập khẩu…để hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vươn rộng hơn ra thị trường thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 1,6 tỷ USD.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 1,6 tỷ USD.

Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2011
Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2011

Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 8-12/11, tại Hà Nội, với sự tham gia của hơn 400 gian hàng của Hà Nội và nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2011

Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2011

Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 8-12/11, tại Hà Nội, với sự tham gia của hơn 400 gian hàng của Hà Nội và nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Việt Nam tham gia Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ quốc tế tại Italy
Việt Nam tham gia Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ quốc tế tại Italy

Với việc tham gia hội chợ, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội nắm bắt được nhu cầu của thị trường, quảng bá sản phẩm

Việt Nam tham gia Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ quốc tế tại Italy

Việt Nam tham gia Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ quốc tế tại Italy

Với việc tham gia hội chợ, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội nắm bắt được nhu cầu của thị trường, quảng bá sản phẩm

Hàng thủ công Việt Nam thu hút khách hàng Pháp
Hàng thủ công Việt Nam thu hút khách hàng Pháp

80 gian hàng Việt Nam với nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, lụa tơ tằm… đang thu hút sự chú ý đặc biệt của bạn bè Pháp.

Hàng thủ công Việt Nam thu hút khách hàng Pháp

Hàng thủ công Việt Nam thu hút khách hàng Pháp

80 gian hàng Việt Nam với nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, lụa tơ tằm… đang thu hút sự chú ý đặc biệt của bạn bè Pháp.

Hội chợ quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội
Hội chợ quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội

(VOV) - Hội chợ có sự tham gia của 550 gian hàng với gần 230 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành cả nước.

Hội chợ quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội

Hội chợ quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội

(VOV) - Hội chợ có sự tham gia của 550 gian hàng với gần 230 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành cả nước.