Hiện thực hóa kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh từ bài toán xử lý rác thải

VOV.VN - Cần kịp thời có cơ chế, chính sách và biện pháp quản lý cùng giải pháp công nghệ trong tái chế, xử lý rác thải hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam hướng đến nền kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh.

Kinh tế - xã hội phát triển cùng với quá trình đô thị hóa nhanh đã kéo theo sự gia tăng dân số, dẫn đến phát sinh nhiều rác thải, nhất là chất thải sinh hoạt.

Nói về khó khăn trong quá trình phân loại và xử lý rác, ông Diệp Nguyễn Thế Quang, Kế toán trưởng Công ty CP Môi trường Đà Nẵng cho biết, hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn vẫn được chia thành 2 loại chính là rác thải tái chế và không thể tái chế. Tuy nhiên, việc xác định giá thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn trong giai đoạn này gặp khó khăn và không thể thực hiện được. 

“Mức thu tiền dịch vụ vệ sinh môi trường được áp dụng từ ngày 1/1/2018 đến nay là gần 6 năm, nhưng chưa được điều chỉnh tăng giá. Số tiền rác thu được hằng năm không đủ chi cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt, công ty phải bù lỗ từ nguồn khác. Người lao động chưa được tăng tiền lương từ năm 2019 đến nay đã ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống của công nhân”, ông Quang bày tỏ.

Bên cạnh đó, ông Quang cũng cho biết, đến thời điểm này chưa có hướng dẫn của các Bộ chuyên ngành liên quan về việc quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại. Đồng thời, Bộ TN&MT cũng chưa ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với tình hình thực tế.

Do đó đã dẫn đến việc thực hiện thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải khó khăn, khó công bằng vì người thu gom rác không thể mang theo cân để xác định khối lượng rác thải từng hộ gia đình, hoặc dễ nảy sinh nạn “đổ trộm” rác thải sinh hoạt.

Cơ chế chính sách đi cùng ứng dụng công nghệ

Đặc thù rác thải sinh hoạt ở Việt Nam phần lớn là rác chưa phân loại có đủ mọi thứ, từ rác hữu cơ, rác đường phố đến rác xây dựng,… điều này dẫn đến không có công nghệ nào xử lý được nếu không được phân loại ngay từ đầu. Do vậy, để xử lý được nguồn rác này cần ứng dụng các mô hình công nghệ, vừa giảm thiểu tác hại đên môi trường, lại thu hồi được năng lượng và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Từ thực tế triển khai các mô hình xử lý chất thải sinh hoạt tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, ông Nguyễn Phúc Thanh - Giám đốc Công ty Hitachi Zosen Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội cho rằng, để quản lý chất thải sinh hoạt bền vững, đối với những chất thải có thể tái chế sẽ được phân loại ngay từ đầu như thủy tinh, giấy, kim loại, nhựa… Nhưng với những chất thải không thể tái chế và có nguồn gốc sinh học cần được xử lý bằng quá trình lên men kị khí, sau đó thu hồi được năng lượng dưới dạng than sinh học, khí methanol, phân hữu cơ và các dạng vật liệu cho sản xuất như kim loại hay khoáng chất…

“Rác thải sinh hoạt thông qua nhà máy xử lý sẽ tạo ra khói sạch làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Tùy theo công suất xử lý sẽ giảm đến 250.000 tấn rác phải chôn lấp/năm, tạo ra nhiệt điện từ rác có thể lên tới 160 GW/năm đồng thời giảm thiểu đến 90% thể tích bãi chôn lấp, tương đương với khoảng 1ha/năm”, ông Thanh cho biết.

Ủng hộ phương án thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt, nhất là chất thải rắn theo khối lượng hoặc thể tích chất thải quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, ông Diệp Nguyễn Thế Quang, Công ty CP Môi trường Đà Nẵng cho rằng, điều này không những nâng cao ý thức của người dân trong việc hạn chế xả rác ra môi trường; phân loại rác, thu gom để tái chế, mà còn khắc phục tình trạng xả rác tùy tiện, bảo đảm công bằng giữa các hộ dân, giảm bớt chi ngân sách.

“Đề nghị Bộ TN&MT cho phép áp dụng hình thức thu giá vệ sinh môi trường, tạo điều kiện cho các địa phương có cơ sở xây dựng, điều chỉnh đơn giá thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt phù hợp với tình hình thực tế. Trong điều kiện giá cả đầu vào ngày càng tăng trong khi giá dịch vụ vệ sinh môi trường chưa được điều chỉnh, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN phục vụ vệ sinh môi trường”, ông Quang nêu.

Để có thể thành công trong việc áp dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt thực hiện kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, bà Nguyễn Thị Hồng Liễu, Chuyên viên chính Cục kiểm soát ô nhiễm, Bộ TN&MT cho rằng, cần phải xây dựng được cơ chế, chính sách phù hợp và có được sực đồng thuận cao từ Trung ương đến chính quyền các địa phương.

“Các địa phương phải xây dựng được định mức về chi phí để xử lý rác thải sinh hoạt từ thu gom, vận chuyển và xử lý phù hợp với quy mô và loại hình công nghệ. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xử lý, tái chế rác thải sinh hoạt phải đủ năng lực về nhân lực tài chính, công nghệ và quản lý trong lĩnh vực này”, bà Liễu đề cập.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đã quy định, thời hạn áp dụng phân loại chất thải rắn tại nguồn trên phạm vi toàn quốc chậm nhất đến ngày 31/12/2024. Nếu coi rác là tài nguyên, việc phân loại rác tại nguồn là nền tảng cho mọi loại hình tái chế hay xử lý chất thải, nhằm tối ưu hóa nguồn tài nguyên này hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh bền vững.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để trở thành hình mẫu về kinh tế tuần hoàn
Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để trở thành hình mẫu về kinh tế tuần hoàn

VOV.VN - Việt Nam là nước sản xuất lúa đứng thứ 5 thế giới có khối lượng phụ phẩm rơm rạ, trấu, cám rất lớn. Nếu như các phụ phẩm từ lúa gạo được tái chế, tái sử dụng sẽ tạo ra giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn.

Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để trở thành hình mẫu về kinh tế tuần hoàn

Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để trở thành hình mẫu về kinh tế tuần hoàn

VOV.VN - Việt Nam là nước sản xuất lúa đứng thứ 5 thế giới có khối lượng phụ phẩm rơm rạ, trấu, cám rất lớn. Nếu như các phụ phẩm từ lúa gạo được tái chế, tái sử dụng sẽ tạo ra giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn.

Kinh tế tuần hoàn – cơ hội và thách thức cho các ngân hàng thương mại
Kinh tế tuần hoàn – cơ hội và thách thức cho các ngân hàng thương mại

VOV.VN - Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó đặt ra mục tiêu kéo dài vòng đời sử dụng của tài sản, loại bỏ rác thải, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Hiện việc chuyển dịch từ mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới.

Kinh tế tuần hoàn – cơ hội và thách thức cho các ngân hàng thương mại

Kinh tế tuần hoàn – cơ hội và thách thức cho các ngân hàng thương mại

VOV.VN - Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó đặt ra mục tiêu kéo dài vòng đời sử dụng của tài sản, loại bỏ rác thải, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Hiện việc chuyển dịch từ mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới.

Khó khăn đầu tiên khi thực hiện kinh tế tuần hoàn vẫn là tài chính
Khó khăn đầu tiên khi thực hiện kinh tế tuần hoàn vẫn là tài chính

VOV.VN - Các mô hình tuần hoàn nguyên vật liệu, sản xuất năng lượng tái tạo, tái chế rác thải nhựa… đều cần đến công nghệ cao song không phải doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực để nhập khẩu công nghệ, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới vào sản xuất trong nước.

Khó khăn đầu tiên khi thực hiện kinh tế tuần hoàn vẫn là tài chính

Khó khăn đầu tiên khi thực hiện kinh tế tuần hoàn vẫn là tài chính

VOV.VN - Các mô hình tuần hoàn nguyên vật liệu, sản xuất năng lượng tái tạo, tái chế rác thải nhựa… đều cần đến công nghệ cao song không phải doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực để nhập khẩu công nghệ, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới vào sản xuất trong nước.