Kênh Tào Khê ở Bắc Ninh ô nhiễm, cá chết nổi trắng, đồng ruộng nứt nẻ

VOV.VN - Thời gian gần đây, tại khu vực cống La Miệt, nước kênh Tào Khê ở Bắc Ninh chuyển sang màu đen kịt, bốc mùi hôi thối, cá chết nổi nhiều trên mặt kênh.

Dòng kênh chết

Việc nguồn nước kênh Tào Khê bị ô nhiễm không chỉ hủy hoại các sinh vật sống dưới nước mà còn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân.

Theo người dân, kênh Tào Khê bắt đầu từ TP Từ Sơn, qua huyện Tiên Du và 7 xã, phường của thị xã Quế Võ. Đây là một trong những tuyến kênh thủy lợi quan trọng của tỉnh Bắc Ninh, là nguồn tưới chính phục vụ gần 4,7 nghìn ha diện tích đất nông nghiệp của 19 xã, phường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Theo ghi nhận của phóng viên vào những ngày cuối tháng 3/2024, tại khu vực cống La Miệt, nước kênh Tào Khê chuyển sang màu đen kịt, bốc mùi hôi thối. Cá chết nổi nhiều trên mặt kênh.

Việc nguồn nước bị ô nhiễm không chỉ hủy hoại các sinh vật sống dưới nước mà còn ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và cuộc sống của người dân xung quanh.

Do là nguồn nước tưới tiêu chính cho sản xuất nông nghiệp địa phương, vì vậy việc nước kênh Tào Khê ô nhiễm thời gian qua khiến người dân không dám bơm nước vào ruộng lúa. Nhiều khu vực cánh đồng bị nứt nẻ vì thiếu nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Ngay như vụ lúa trong năm 2023 vừa qua, địa phương 3 lần bị ảnh hưởng do nước kênh Tào Khê ô nhiễm.

Ông Hoàng Đức Sỹ, người dân thôn La Miệt (xã Yên Giả, thị xã Quế Võ) cho biết: "Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ nguyên nhân ô nhiễm và xử lý tình trạng này, đem lại môi trường sống trong lành cho người dân, không để ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp".

Lực lượng chức năng vào cuộc

Trước sự việc trên, một lãnh đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống (đơn vị chịu trách nhiệm quản lý vận hành, khai thác và bảo vệ kênh Tào Khê) cho biết, ngay khi phát hiện tình trạng ô nhiễm nước kênh Tào Khê, công ty cũng đã phối hợp cùng các sở, ngành và chính quyền địa phương đi kiểm tra.

Đồng thời, công ty đã có kiến nghị, đề xuất với các sở, ngành làm sao giải quyết dứt điểm tình trạng xả thải gây ô nhiễm nguồn nước.

Từ năm 2022 – nay, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống cũng đã có 4 lần kiến nghị tới Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các địa phương liên quan về tình trạng ô nhiễm kênh Tào Khê. Lần gần nhất là tháng 2 vừa qua.

Để giải quyết tình trạng thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp do kênh Tào Khê ô nhiễm, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống đã huy động, điều hành các trạm bơm lấy nước từ sông Đuống tiếp nguồn vào kênh Tào Khê. Đến nay, tình trạng nước ô nhiễm đã giảm, nông dân tại một số địa phương đã có thể sử dụng nguồn nước để sản xuất.

Trước đó, vào tháng 4/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Phòng Tài nguyên Môi trường của TP Bắc Ninh, thị xã Quế Võ và huyện Tiên Du khảo sát hiện trạng kênh Tào Khê, đồng thời lấy mẫu nước tại một số vị trí để phân tích.

Xác minh thực tế cho thấy, kênh Tào Khê là nơi tiếp nhận nước thải của làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm và nước thải của các đơn vị thuộc Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco tại phường Khắc Niệm (thành phố Bắc Ninh).

Các đơn vị chức năng xác định rõ, nguồn phát thải nằm trên thượng lưu của kênh Tào Khê do hoạt động sản xuất bún xả nước thải ra ngoài môi trường bị phân hủy, lên men bốc mùi hôi thối, dòng nước đặc, sủi tăm bọt và có lẫn nhiều rác thải, gây ảnh hưởng tới nước mặt dưới hạ lưu của kênh Tào Khê.

Còn tại khu vực gần Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco (TP Bắc Ninh) và tại Cầu Trầm (Tiên Du), kết quả phân tích nguồn nước cho thấy, nhiều thông số vượt quy chuẩn cho phép từ 2 - 4 lần. Trong đó, amoni vượt 14,7 - 16,9 lần và nitrit vượt từ 90 - 110 lần.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề sản xuất giấy Phong Khê, Bắc Ninh
Giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề sản xuất giấy Phong Khê, Bắc Ninh

VOV.VN - Đến hết tháng 10/2024, lực lượng chức năng thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) sẽ giải quyết dứt điểm các trường hợp sản xuất trong khu dân cư, sử dụng đất xây nhà xưởng trái phép gây ô nhiễm môi trường với khoảng 228 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất tại làng nghề giấy Phong Khê.

Giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề sản xuất giấy Phong Khê, Bắc Ninh

Giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề sản xuất giấy Phong Khê, Bắc Ninh

VOV.VN - Đến hết tháng 10/2024, lực lượng chức năng thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) sẽ giải quyết dứt điểm các trường hợp sản xuất trong khu dân cư, sử dụng đất xây nhà xưởng trái phép gây ô nhiễm môi trường với khoảng 228 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất tại làng nghề giấy Phong Khê.

Cơ sở sản xuất bột đá không phép ngang nhiên gây ô nhiễm môi trường ở Bắc Ninh
Cơ sở sản xuất bột đá không phép ngang nhiên gây ô nhiễm môi trường ở Bắc Ninh

VOV.VN - Không được cấp phép sản xuất bột đá nhưng nhiều năm qua, 2 doanh nghiệp vẫn ngang nhiên hoạt động tại khu vực đê Hữu Cầu (TP Bắc Ninh), gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Cơ sở sản xuất bột đá không phép ngang nhiên gây ô nhiễm môi trường ở Bắc Ninh

Cơ sở sản xuất bột đá không phép ngang nhiên gây ô nhiễm môi trường ở Bắc Ninh

VOV.VN - Không được cấp phép sản xuất bột đá nhưng nhiều năm qua, 2 doanh nghiệp vẫn ngang nhiên hoạt động tại khu vực đê Hữu Cầu (TP Bắc Ninh), gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ bụi than ở Bắc Giang
Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ bụi than ở Bắc Giang

VOV.VN - Bà Nguyễn Thị Ngoan - Giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Ninh Group cho biết: “Hiện doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch, phương án khắc phục nhằm hạn chế tối đa bụi than ra môi trường khi được phép hoạt động trở lại”.

Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ bụi than ở Bắc Giang

Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ bụi than ở Bắc Giang

VOV.VN - Bà Nguyễn Thị Ngoan - Giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Ninh Group cho biết: “Hiện doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch, phương án khắc phục nhằm hạn chế tối đa bụi than ra môi trường khi được phép hoạt động trở lại”.