Kết nối giao thông trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

VOV.VN - Sáng nay (18/8), tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị chuyên đề Kết nối giao thông các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng chủ trì Hội nghị.

Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng phát biểu

Phát biểu tại hội nghị, ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn chưa phát huy được tiềm năng của vùng và của riêng đầu tàu TP HCM. Hệ thống quản lý đô thị và liên kết vùng chưa theo kịp tốc độ phát triển.

Do cơ chế liên kết vùng, do cơ chế phát triển còn hạn chế, nguồn lực bị phân tán, các vấn đề phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, quản lý đô thị vẫn bị xử lí theo lợi ích của từng địa phương. Đây là vấn đề lớn nhất cản trở sự phát triển. Chúng ta cứ nói liên kết vùng nhưng chưa có cơ chế điều hành thực sự. Từ cơ chế chưa phù hợp dẫn đến giải pháp chưa phù hợp và dẫn đến giải quyết một cách phân tán và tản mạn theo từng địa phương.

Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho rằng, Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là chủ tịch điều hành của vùng cũng tích cực bàn bạc với các tỉnh về nhiều giải pháp phát triển kinh tế vùng.  Liên kết giao thông là liên kết vùng chứ không phải giữa hai tỉnh với nhau và qua hội nghị lần này, cần triển khai những dự án cụ thể. Ví dụ như giữa Thành phố Hồ Chí Minh với Tây Ninh phải triển khai ngay dự án mở rộng Quốc lộ 22, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, với tỉnh Bình Dương là tập trung là tập trung mở rộng Quốc lộ 13, với Tiền Giang là tập trung làm Quốc lộ 20...

Tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh Trần Lưu Quang cho biế,t ông phải mất đến 3 giờ để đi 100 km từ Tây Ninh đến Thành phố, như thế là quá lâu. Trong quá trình phát triển các tuyến đường kết nối, đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ các tỉnh phát triển chứ không để tỉnh tự làm.

Toàn cảnh hội nghị

Ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai kiến nghị sớm triển khai xây dựng sân bay Long Thành, nghiên cứu tận dụng phát triển thêm cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, sớm triển khai tuyến đường Vành đai 3, kéo dài tuyến đường sắt đô thị đến Biên Hòa và địa phận của Bình Dương….

Đại diện các tỉnh thành khác như Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng kiến nghị cần phát triển các tuyến đường vành đai, nâng cao đọ tĩnh không các cầu trên sông Đồng Nai, sông Sài Gòn để tiếp tục phát triển vận tải đường thủy…; nâng cấp một số tuyến tỉnh lộ thành quốc lộ, tạo sự kết nỗi giữa các tỉnh và giữa các tỉnh với Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Dương cho hay, Bình Dương nếu có được sông Sài Gòn và sông Đồng Nai mà nâng tĩnh không lên cấp độ 3 tức là khoảng 6 -7 m thì Bình Dương sẽ có 50% hàng container đi bằng giao thông thủy thì như vậy áp lực giao thông bằng đường bộ sẽ giảm đáng kể.

Dự hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông -Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, việc phát triển hạ tầng giao thông trong khu vực đã được chú trọng. Nhiều công trình hoàn thành đã mang tính kết nối liên vùng, như các tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương và các tuyến đang triển khai, đang cải tạo nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, đầu tư cảng Cái Mép – Thị Vải...

Những việc này đã tác động rất lớn đến phát triển kinh tế vùng. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn đang rất chậm so với qui hoạch. ảnh hưởng đến kết nối giao thông vùng trong thời gian qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng năng lực vận tải Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Tăng năng lực vận tải Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

VOV.VN - Mục tiêu đến năm 2020, khối lượng vận tải toàn Vùng đạt khoảng 500 - 550 triệu tấn hàng hóa và 1.180 - 1.200 triệu hành khách/năm.

Tăng năng lực vận tải Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Tăng năng lực vận tải Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

VOV.VN - Mục tiêu đến năm 2020, khối lượng vận tải toàn Vùng đạt khoảng 500 - 550 triệu tấn hàng hóa và 1.180 - 1.200 triệu hành khách/năm.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Cần cơ chế đặc thù để đột phá
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Cần cơ chế đặc thù để đột phá

VOV.VN - Cần có cơ chế đặc thù và tăng cường liên kết các địa phương là vấn đề trọng tâm đặt ra để phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thời gian tới.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Cần cơ chế đặc thù để đột phá

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Cần cơ chế đặc thù để đột phá

VOV.VN - Cần có cơ chế đặc thù và tăng cường liên kết các địa phương là vấn đề trọng tâm đặt ra để phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thời gian tới.

Nuôi tôm hùm sẽ là ngành kinh tế trọng điểm của miền Trung
Nuôi tôm hùm sẽ là ngành kinh tế trọng điểm của miền Trung

Đối tượng nuôi tại miền Trung bao gồm 4 loài tôm hùm trong đó có hai đối tượng chủ lực là tôm hùm bông và tôm hùm xanh.

Nuôi tôm hùm sẽ là ngành kinh tế trọng điểm của miền Trung

Nuôi tôm hùm sẽ là ngành kinh tế trọng điểm của miền Trung

Đối tượng nuôi tại miền Trung bao gồm 4 loài tôm hùm trong đó có hai đối tượng chủ lực là tôm hùm bông và tôm hùm xanh.

Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam: “Nóng” chuyện kết nối giao thông
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam: “Nóng” chuyện kết nối giao thông

VOV.VN - Vấn đề kết nối giao thông cũng được các tỉnh trong vùng như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tiền Giang…đặt lên hàng đầu.

Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam: “Nóng” chuyện kết nối giao thông

Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam: “Nóng” chuyện kết nối giao thông

VOV.VN - Vấn đề kết nối giao thông cũng được các tỉnh trong vùng như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tiền Giang…đặt lên hàng đầu.