Kháng nghị vụ tranh chấp Dự án Hòa Lân: Có khách quan, phù hợp với thực tiễn?

VOV.VN - Quyết định kháng nghị đối với “vụ án Hòa Lân” có tạo dư luận không hay về bán đấu giá tài sản thế chấp để xử lý nợ xấu của ngân hàng theo Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội?

Một trong những lý do VKSND Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh Quyết định Kháng nghị Giám đốc thẩm (KNGĐT) số 174/QĐKNGĐT-VKS-KDTM ngày 22/6/2021 đề nghị hủy bản án sơ thẩm số 99/2000 của TAND quận 7 và bản án phúc thẩm số 264/2021 của TAND TP. Hồ Chí Minh xuất phát từ nhận định: Việc bán đấu giá dự án Hòa Lân của Công ty CP bán đấu giá Nam Sài Gòn “vi phạm nguyên tắc độc lập, công khai, minh bạch và công bằng”.

Nhận định như vậy khác với Kết luận Thanh tra của Bộ Tư pháp và các bản án của hai cấp Tòa. Vậy nên có ý kiến đặt vấn đề: KNGĐT liệu có đảm bảo yêu cầu khách quan, phù hợp với thực tiễn hay không?

Từ Kết luận thanh tra đến 2 bản án

Kết luận Thanh tra số 62/KL-TTr ngày 24/12/2018 của Thanh tra Bộ Tư pháp đã chi tiết 13 lần tổ chức bán đấu giá Dự án Khu dân cư Hòa Lân (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) từ tháng 7/2015 đến tháng 5/2017.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 91/BC-BTP ngày 29/3/2019, lãnh đạo Bộ Tư pháp khẳng định: “Việc thanh tra đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, khách quan và trung thực”; “Sau khi Thanh tra Bộ Tư pháp ban hành Kết luận Thanh tra, không có cá nhân tổ chức nào khiếu nại”...

Theo đó, “việc thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá của Công ty CP Đấu giá Nam Sài Gòn không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng; Hợp đồng chuyển nhượng đã được các bên ký kết; Việc hủy hay tiếp tục thực hiện hợp đồng thuộc trách nhiệm của bên có tài sản đấu giá là Agribank Chợ Lớn”.

Sau Kết luận Thanh tra của Bộ Tư pháp, Công ty Thiên Phú (chủ đầu tư Dự án Khu dân cư Hòa Lân) khởi kiện ra TAND quận 7, TP.Hồ Chí Minh yêu cầu “hủy kết quả bán đấu giá” và đề nghị tuyên “Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá vô hiệu”. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm số 99 ngày 12/11/2020 của TAND quận 7 không chấp nhận các yêu cầu đó.

Tại bản án phúc thẩm số 264 ngày 24/3/2021, TAND TP.Hồ Chí Minh đã quyết định đình chỉ xét xử đối với các tranh chấp này, vì sau khi kháng cáo, các bên đã thương lượng thành công và có “Đơn rút kháng cáo”.

Như vậy, từ Kết luận Thanh tra của Bộ Tư pháp đến hai bản án của hai cấp Tòa đều khẳng định, Công ty CP Đấu giá Nam Sài Gòn không có sai phạm nào đáng kể trong quy trình, thủ tục và nội dung bán đấu giá Dự án khu dân cư Hòa Lân. Thanh tra  Bộ Tư pháp không yêu cầu tổ chức đấu giá lại; Tòa án không tuyên bố hủy kết quả bán đấu giá tài sản đã thực hiện từ năm 2017.

Cần phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên

Quyết định KNGĐT nhận định: “Quy chế đấu giá ban đầu đưa ra rất khắt khe như buộc các đơn vị tham gia phải thanh toán toàn bộ tài sản trúng đấu giá trong vòng 45 ngày; phải đảm bảo có sự chấp thuận chuyển nhượng Dự án của UBND tỉnh. Những quy định khắt khe này, làm cho các đơn vị tham gia e ngại, không dám tham gia đấu giá hoặc tham gia đấu giá cũng không dám trả giá cao hơn vì sợ rằng không đủ khả năng thực hiện phương thức thanh toán trong 45 ngày. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến xác định giá trị tài sản đấu giá”.

KNGĐT cho rằng: “Nhưng khi đấu giá thành thì đơn vị tổ chức đấu giá thay đổi lại Quy chế, đó là thay đổi phương thức thanh toán theo hướng thuận lợi hơn, cho phép đơn vị trúng được chậm thanh toán với lãi suất thấp. Việc thay đổi này là vi phạm nguyên tắc bình đẳng, vì nếu trước khi đấu giá các đơn vị tham gia biết trước được việc thay đổi phương thưc thanh toán dễ dàng thì họ sẽ trả giá cao hơn, làm cho giá đấu giá đi gần đến giá trị thực của nó, đồng thời với việc Nhà nước không thất thoát tài sản…”

Trao đổi với phóng viên VOV, Luật sư Nguyễn Văn Quynh - Hãng luật Hưng Yên (tại TP.HCM) phân tích: Nhận định như vậy trong KNGĐT là chủ quan. Kết luận thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp chỉ yêu cầu Công ty Nam Sài Gòn “tổ chức rút kinh nghiệm” đối với những thiếu sót mà Kết luận thanh tra đã nêu trong việc tổ chức bán đấu giá tài sản. Đây là căn cứ quan trọng nhất để Tòa án bác yêu cầu “hủy kết quả đấu giá”.

Vì vậy, theo LS Quynh, nhiều nội dung trong KNGĐT không có căn cứ pháp luật, trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Đó là nguyên tắc tự nguyện của các bên, vì nguyên đơn kháng cáo bản án sơ thẩm, nhưng sau đó tự nguyện rút kháng cáo và cấp phúc thẩm đã chấp nhận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự án Hòa Lân lại bị “treo”, vòng quay tố tụng mới chưa biết khi nào có hồi kết
Dự án Hòa Lân lại bị “treo”, vòng quay tố tụng mới chưa biết khi nào có hồi kết

VOV.VN - Kháng nghị Giám đốc thẩm khiến doanh nghiệp chồng chất thiệt hại và gần 50ha đất Dự án Hòa Lân (Bình Dương) bỏ trống 20 năm nay sẽ tiếp tục kéo dài, gây lãng phí rất lớn. 

Dự án Hòa Lân lại bị “treo”, vòng quay tố tụng mới chưa biết khi nào có hồi kết

Dự án Hòa Lân lại bị “treo”, vòng quay tố tụng mới chưa biết khi nào có hồi kết

VOV.VN - Kháng nghị Giám đốc thẩm khiến doanh nghiệp chồng chất thiệt hại và gần 50ha đất Dự án Hòa Lân (Bình Dương) bỏ trống 20 năm nay sẽ tiếp tục kéo dài, gây lãng phí rất lớn. 

Vụ kiện Dự án khu dân cư Hòa Lân vẫn nhùng nhằng kéo dài
Vụ kiện Dự án khu dân cư Hòa Lân vẫn nhùng nhằng kéo dài

VOV.VN - Trúng đấu giá một dự án ngân hàng phát mại nhưng thay vì được tiếp nhận và triển khai dự án, công ty trúng đấu giá phải theo một vụ kiện kéo dài.

Vụ kiện Dự án khu dân cư Hòa Lân vẫn nhùng nhằng kéo dài

Vụ kiện Dự án khu dân cư Hòa Lân vẫn nhùng nhằng kéo dài

VOV.VN - Trúng đấu giá một dự án ngân hàng phát mại nhưng thay vì được tiếp nhận và triển khai dự án, công ty trúng đấu giá phải theo một vụ kiện kéo dài.

Vì sao vụ kiện Dự án khu dân cư Hòa Lân vẫn nhùng nhằng kéo dài?
Vì sao vụ kiện Dự án khu dân cư Hòa Lân vẫn nhùng nhằng kéo dài?

VOV.VN - Trúng đấu giá một dự án ngân hàng phát mại nhưng thay vì được tiếp nhận và triển khai dự án, công ty trúng đấu giá phải theo một vụ kiện kéo dài.

Vì sao vụ kiện Dự án khu dân cư Hòa Lân vẫn nhùng nhằng kéo dài?

Vì sao vụ kiện Dự án khu dân cư Hòa Lân vẫn nhùng nhằng kéo dài?

VOV.VN - Trúng đấu giá một dự án ngân hàng phát mại nhưng thay vì được tiếp nhận và triển khai dự án, công ty trúng đấu giá phải theo một vụ kiện kéo dài.