Khánh Hòa thúc đẩy các dự án đầu tư, giảm thiểu tác động của dịch Covid-19

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 khiến hàng vạn người lao động tại tỉnh Khánh Hòa mất việc làm, nhiều gia đình lâm cảnh khó khăn. Kinh tế địa phương tăng trưởng âm.

Tính đến nay đã hơn 5 tháng, các thành viên trong gia đình anh Nguyễn Nhật ở phường Lộc Thọ bị mất việc làm. Gia đình anh đang ở trong khu vực được gọi là “Phố Tây” nên cả nhà sống bằng những nghề liên quan đến dịch vụ du lịch như: lái xe, bán hàng, hướng dẫn viên... Mấy tháng qua, mất việc, tiền dự trữ cũng đã cạn kiệt, nộp hồ sơ xin việc nhiều nơi nhưng không có kết quả, anh đành ra đầu ngõ để chạy xe ôm kiếm sống qua ngày. Anh Nguyễn Nhật lo lắng, cuộc sống khó khăn chưa tìm ra lối thoát nhưng các khoản tiền hỗ trợ của Nhà nước vẫn khó tiếp cận.

“Tiền điện, tiền nước, con cái học hành, đâu có đủ tiền đâu, phải chạy xe để kiếm tiền sống, quá khó khăn. Qua 2 tháng thất nghiệp mình đã tiêu hết số tiền đã để dành rồi, không có việc làm. Tôi cũng nghe nói trợ cấp gì đó mà đâu thấy trợ cấp gì đâu? Sáng nay, vợ đi mua bó rau về nấu canh, nhiều khi mua bó rau muống về dằm trứng hay cá nhỏ nhỏ mua về kho ăn”, anh Nguyễn Nhật chia sẻ.

Không chỉ những người lao động tự do, làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân mà những lao động tại các doanh nghiệp lớn, có phần vốn Nhà nước cũng khó tiếp cận các gói hỗ trợ. Mấy tháng nay, doanh thu của ngành đường sắt giảm sút nghiêm trọng do sụt giảm lượng khách đi tàu. Đã có 8 đôi tàu khách Bắc Nam và tàu khách địa phương phải tạm dừng hoạt động. Cùng với đó, có đến 40% số lao động của Chi nhánh Dịch vụ vận tải đường sắt Nha Trang phải tạm dừng việc, số còn lại thì thu nhập cũng giảm đến 60%. Để giải quyết khó khăn, hỗ trợ người lao động, bên cạnh việc đảm bảo đóng các khoản Bảo hiểm xã hội, Chi nhánh đã hỗ trợ mỗi người dừng việc 1 triệu đồng/tháng, đồng thời, vận động người lao động giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn hiện nay. 

“Do ăn theo sản phẩm, doanh thu, đồng lương ảnh hưởng rất nhiều. Anh em cũng không có việc làm gì khác nên vẫn muốn đi làm, chứ không phải thấy ít quá mà nghỉ. Vì đây là chung của toàn xã hội, chứ không phải riêng của ngành đường sắt. Người nào nghỉ được hỗ trợ 1 triệu 1 tháng, vẫn tính được bảo hiểm xã hội liên tục. Tinh thần anh em cũng chia sẻ đối với ngành, cố gắng để vượt qua”, ông Lê Hồng Sơn, Phó Giám đốc Chi nhánh Dịch vụ Vận tải đường sắt Nha Trang, cho biết.

Đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt hỗ trợ cho gần 22.000 người khó khăn do dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết 42 của Chính phủ. Trong đó, nhiều nhất là những người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm, chiếm tỷ lệ hơn 90%. Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không lương. Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, được thụ hưởng rất ít, mỗi nhóm chỉ từ 200-500 người. 

Tỉnh Khánh Hòa là địa phương ghi nhận ca mắc Covid-19 từ tháng 2 năm nay, nhiều doanh nghiệp đã cho người lao động nghỉ việc. Thế nhưng, theo quy định của Nghị quyết 42, các đối tượng được thụ hưởng là những người nghỉ việc từ ngày 01 tháng 4 năm nay. Ông Văn Đình Tri, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa cho biết, đây cũng là nguyên nhân làm cho số người lao động ở Khánh Hòa được hưởng trợ cấp ít. 

 “Không được hưởng vì không đúng quy định. Trước mắt thì mình vẫn thực hiện theo đúng quy định, cho các đối tượng được thụ hưởng theo đúng quy định đó. Còn những đối tượng bị ảnh hưởng từ trước tháng 4, Sở sẽ tham mưu với UBND tỉnh kiến nghị cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét phù hợp với điều kiện từng địa phương”, ông Văn Đình Tri cho hay.

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã làm tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giảm hơn 12% so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp và nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng khác đều giảm, ảnh hưởng cuộc sống của người dân. Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, từ nay đến cuối năm, Khánh Hòa phải thực hiện tốt mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, toàn tỉnh phải nỗ lực tối đa để đưa kinh tế tỉnh tăng trưởng dương. 

Ông Nguyễn Tấn Tuân khẳng định, tỉnh sẽ tập trung giải quyết những vướng mắc pháp lý của các dự án để tăng thu ngân sách, khôi phục hoạt động du lịch, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình lớn; tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án sản xuất công nghiệp sớm đưa vào hoạt động.

“Chỉ đạo các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm của tỉnh. Hiện nay, thu đủ khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, chưa tính chậm nộp cũng vài trăm tỷ. Tận dụng tối đa các nguồn lực để hỗ trợ cho các tầng lớp nhân dân, làm sao sau Covid-19, mọi người dân thấy được chính sách an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống bình an của mọi người dân”, ông Nguyễn Tấn Tuân nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới trời nắng nóng ở Hà Nội
Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới trời nắng nóng ở Hà Nội

VOV.VN - Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng với nền nhiệt độ cao khiến cuộc sống của người dân càng trở nên vất vả.

Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới trời nắng nóng ở Hà Nội

Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới trời nắng nóng ở Hà Nội

VOV.VN - Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng với nền nhiệt độ cao khiến cuộc sống của người dân càng trở nên vất vả.

TP HCM phấn đấu 100% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội
TP HCM phấn đấu 100% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội

VOV.VN - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TPHCM, cho biết: Thành phố phấn đấu cuối năm đạt tỷ lệ 100% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

TP HCM phấn đấu 100% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội

TP HCM phấn đấu 100% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội

VOV.VN - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TPHCM, cho biết: Thành phố phấn đấu cuối năm đạt tỷ lệ 100% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

Người lao động Bình Dương bị ảnh hưởng Covid-19 chưa nhận được hỗ trợ
Người lao động Bình Dương bị ảnh hưởng Covid-19 chưa nhận được hỗ trợ

VOV.VN - Người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 chưa nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo Nghị quyết số 42 và quyết định số 15 của Chính phủ.

Người lao động Bình Dương bị ảnh hưởng Covid-19 chưa nhận được hỗ trợ

Người lao động Bình Dương bị ảnh hưởng Covid-19 chưa nhận được hỗ trợ

VOV.VN - Người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 chưa nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo Nghị quyết số 42 và quyết định số 15 của Chính phủ.