Khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được "bơm" vào nền kinh tế năm 2024

VOV.VN - Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2024, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 15%, ước tính khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được đưa vào nền kinh tế.

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng 15%

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, định hướng tín dụng năm 2024, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Tính đến cuối năm 2023, tăng trưởng tín dụng đạt 13,5%, ước tính 1,3 triệu tỷ đồng đã được bơm vào nền kinh tế. "Năm 2024, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 15%, ước tính khoảng 2 triệu tỷ đồng", ông Đào Minh Tú nói.

Lãnh đạo NHNN khẳng định tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tổng cầu.

Về cơ sở để tính toán giao chỉ, Phó Thống đốc NHNN cho biết, dư nợ tín dụng tối đa đến 31/12/2024 bằng dư nợ tín dụng ngày 31/12/2023 cộng điểm xếp hạng năm 2022 nhân 3,5%, nhân dư nợ tín dụng ngày 31/12/2023 trừ đi dư nợ tín dụng vượt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng NHNN thông báo năm 2023; trừ các khoản bán dư nợ tín dụng thực hiện bán trong năm 2024 và chưa thu tiền đến thời điểm tính dư nợ tín dụng.

Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng kiểm soát tăng trưởng tín dụng không vượt quá mức dư nợ tín dụng được nêu ở Mục thứ nhất trong suốt năm 2024. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh kiểm soát tăng trưởng tín dụng đến cuối năm 2024 không vượt quá mức dư nợ tín dụng.

"Nợ xấu nội bảng tăng cao. Nợ nguy cơ thành nợ xấu cũng cao. Những yếu tố này đặt ra thử thách với năm 2024", lãnh đạo NHNN chia sẻ.

Phó Thống đốc cho biết NHNN sẽ điều hành tín dụng chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các TCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Mặt bằng lãi suất giảm

Phó Thống đốc Đào Minh Tú thông tin, trong năm 2023, NHNN liên tục 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, với mức giảm 0,5-2,0%/năm trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao, tạo điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí và áp dụng đồng bộ các biện pháp giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

"Đến nay, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các NHTM đã giảm khoảng hơn 2,0%/năm so với cuối năm 2022", ông Đào Minh Tú nêu rõ.

Đặc biệt, NHNN tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cho vay, đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt hồ sơ vay, đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên toàn quốc; gia tăng các chương trình, sản phẩm tín dụng đặc thù, ưu đãi..., tạo điều kiện thuận lợi hơn để người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, lãi suất của thị trường thấp nhất hơn 10 năm trở lại đây. Mức lãi suất qua đêm là 0,2 – 0,5%/năm.

"Lãi suất huy động bình quân 3,9%, huy động, cho vay 6,7%, giảm trên 2,5 % so với cuối năm 2022. Các khoản cho vay mới đã thấp hơn nhiều, khác xa so với trước đại dịch Covid-19", ông Phạm Chí Quang nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vàng SJC và vàng thế giới chênh lệch giá quá lớn: NHNN nói gì?
Vàng SJC và vàng thế giới chênh lệch giá quá lớn: NHNN nói gì?

VOV.VN - Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhà nước không chấp nhận sự chênh lệch giá quá lớn giữa vàng trong nước và thế giới, giữa vàng SJC và các loại vàng miếng khác.

Vàng SJC và vàng thế giới chênh lệch giá quá lớn: NHNN nói gì?

Vàng SJC và vàng thế giới chênh lệch giá quá lớn: NHNN nói gì?

VOV.VN - Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhà nước không chấp nhận sự chênh lệch giá quá lớn giữa vàng trong nước và thế giới, giữa vàng SJC và các loại vàng miếng khác.

Năm 2024: NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Năm 2024: NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, giảm mặt bằng lãi suất cho vay

VOV.VN - Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế; điều hành tỷ giá linh hoạt, ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô...

Năm 2024: NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Năm 2024: NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, giảm mặt bằng lãi suất cho vay

VOV.VN - Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế; điều hành tỷ giá linh hoạt, ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô...

NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% năm 2024
NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% năm 2024

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa giao chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các ngân hàng là 15%.

NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% năm 2024

NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% năm 2024

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa giao chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các ngân hàng là 15%.

Giá vàng "nhảy múa", NHNN khẳng định sẵn sàng phương án can thiệp
Giá vàng "nhảy múa", NHNN khẳng định sẵn sàng phương án can thiệp

VOV.VN - Trước diễn biến lên xuống "chóng mặt" của giá vàng những ngày gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa khẳng định tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường vàng, chuẩn bị sẵn sàng triển khai phương án can thiệp.

Giá vàng "nhảy múa", NHNN khẳng định sẵn sàng phương án can thiệp

Giá vàng "nhảy múa", NHNN khẳng định sẵn sàng phương án can thiệp

VOV.VN - Trước diễn biến lên xuống "chóng mặt" của giá vàng những ngày gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa khẳng định tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường vàng, chuẩn bị sẵn sàng triển khai phương án can thiệp.

Xử lý nợ xấu: Những vẫn đề đặt ra khi Thông tư 02/NHNN hết hiệu lực
Xử lý nợ xấu: Những vẫn đề đặt ra khi Thông tư 02/NHNN hết hiệu lực

VOV.VN - Nợ xấu cũ chưa được xử lý xong thì có thể có thêm nợ xấu mới khi Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu nợ, giãn hoãn nợ hết hiệu lực sẽ gây áp lực rất lớn lên tài chính của các ngân hàng thương mại, chất lượng tài sản của các ngân hàng tạm thời sẽ được kiểm soát ở mức hiện tại cho đến hết năm 2023. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh, cần lưu ý vấn đề này nhiều hơn trong năm 2024.

Xử lý nợ xấu: Những vẫn đề đặt ra khi Thông tư 02/NHNN hết hiệu lực

Xử lý nợ xấu: Những vẫn đề đặt ra khi Thông tư 02/NHNN hết hiệu lực

VOV.VN - Nợ xấu cũ chưa được xử lý xong thì có thể có thêm nợ xấu mới khi Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu nợ, giãn hoãn nợ hết hiệu lực sẽ gây áp lực rất lớn lên tài chính của các ngân hàng thương mại, chất lượng tài sản của các ngân hàng tạm thời sẽ được kiểm soát ở mức hiện tại cho đến hết năm 2023. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh, cần lưu ý vấn đề này nhiều hơn trong năm 2024.