Công nghệ "nuôi-gác" ốc và định hướng phát triển tài nguyên bản địa

VOV.VN - Đồng Tháp được xem là cái nôi phát triển của một loại đặc sản dân dã của miền Tây, đó là sản phẩm ốc lác gác bếp. Tại huyện biên giới Tân Hồng, ốc lác gác bếp đã được thanh niên trẻ Võ Hoài Phong phát triển và kỳ vọng sẽ là một mô hình kinh tế phát triển mạnh trong thời gian tới.

 

Qua đó cho thấy sự sáng tạo để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế, góp phần giải quyết việc làm tại địa phương. Đồng thời khuyến khích đoàn viên, thanh niên xây dựng tinh thần khởi nghiệp.

Là thanh niên trẻ của thế hệ GenZ, anh Võ Hoài Phong 22 tuổi, ngụ ấp Chiến Thắng, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp đã mày mò nghiên cứu và gắn bó với con ốc lác từ khi còn rất nhỏ. Nhận thấy đây là loại vật nuôi tiềm năng, mang lại giá trị kinh tế cao vì có hương vị đặc trưng, vừa dân dã vừa mang tính đặc sản, nên anh quyết định áp dụng mô hình gác bếp cho ốc lác.

Trải qua gần 3 năm, dần dần mô hình trở thành hướng đi chính mà anh đã khởi nghiệp và phát triển đến ngày nay. Được biết, ngoài ốc lác, anh Phong cũng dần hướng đến các loại ốc đặc sản khác như ốc đắng, ốc bưu,…cũng sản xuất theo hình thức gác bếp.

“Ban đầu tôi cũng nghiên cứu quy trình dữ lắm khoảng 2-3 năm. Xong tôi thử nghiệm nhiều phương pháp vùi dưới đất, để trên rơm, trên giàn treo. Sau mới thành công với việc treo giàn bếp. Nó mang lại chất lượng cao hơn. Mình chọn ốc có đặc tính ngủ vùi để dễ có thành phẩm hơn, ít hao hụt hơn. Và phải gác đủ 3 tháng thì mới đủ chất lượng, đưa đến người tiêu dùng", anh Phong nói.

Theo anh Phong, ốc được sản xuất là giống ốc lác trong tự nhiên, được anh thu mua từ huyện Tân Hồng, các tỉnh khác và nước ngoài như Lào, Campuchia.

Ốc được tuyển lựa kỹ lưỡng để đảm bảo độ đồng nhất về kích cỡ và chất lượng. Trong quá trình nhập liệu, ốc lác sẽ phải trải qua gần 4 tháng thực hiện quy trình sản xuất trước khi xuất bán. Quy trình này bao gồm các công đoạn: sấy ru ngủ, gác khói và thành phẩm. Hiện tại, các công đoạn được thực hiện thủ công và máy móc thô sơ.

Để tăng năng xuất cũng như nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, trong thời gian tới anh Phong sẽ xây dựng và hoàn thiện quy trình khép kín sản xuất, gắn với đầu tư trang thiết bị máy móc. Hiện tại mỗi tháng công ty TNHH MTV Hương Đồng Nội do anh làm chủ tiêu thụ khoảng 3 tấn ốc thành phẩm.  

Anh Nguyễn Văn Đây, Phó Bí thư huyện Đoàn Tân Hồng cho biết: "Đây là mô hình mới, có tính sáng tạo, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, nhất là đối với tài nguyên bản địa. Bên cạnh đó, tạo công ăn việc làm ở địa phương. Đối với bạn Phong còn trẻ những đã có những cách làm sáng tạo cũng như quảng bá sản phẩm. Phong có cách làm bài bản từ quy trình sản xuất cho đến thị trường. Chúng tôi cũng sẽ cùng với các ngành tạo điều kiện hỗ trợ quảng bá sản phẩm và đưa vào đánh giá sản phẩm Ocop trong 2024 này".

Điểm sáng của sản phẩm này là đã hoàn chỉnh được công nghệ nuôi ốc lác gác bếp đảm bảo chất lượng và có thời gian ngủ vùi trên 1 năm trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Dù con ốc được treo lên giàn suốt nhiều tháng nhưng vẫn mập, thịt ốc trắng sạch, chế biến được nhiều món ăn ngon và giàu dinh dưỡng như: nướng, hấp, luộc...

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, đơn vị cũng đã ứng dụng công nghệ vùi trên ốc đắng và ốc bưu vàng cũng đã thành công. Điều này không chỉ mở ra cơ hội cho người tiêu dùng trong việc thưởng thức các món đặc sản một cách tiện dụng mà còn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân vùng biên khi phát triển nghề nuôi ốc trong thời gian tới. 

Anh Võ Hoài Phong cho biết thêm: "Hướng tới tôi có nhiều dự định. Trong đó sẽ nâng quy mô sản xuất lên; cùng với đó tổ chức nuôi luôn để có nguồn cung ứng chủ động cho việc sản xuất ốc gác bếp. Cùng với đó, tạo thương hiệu và bao bì nhận diện bắt mắt hơn". 

Là doanh nghiệp siêu nhỏ, khởi nghiệp tại Đồng Tháp, thế nhưng điểm ghi nhận ở thanh niên trẻ khởi nghiệp Võ Hoài Phong là đã biết nghiên cứu quy trình sản xuất chuẩn, nắm bắt được nhu cầu thị trường cũng như làm chủ công nghệ sản xuất. Đây được xem là hướng đi tìm năng cho đặc sản trứ danh tại vùng đầu nguồn Sông Cửu Long chảy vào Đồng Tháp.

Ngoài ra, anh cũng tận dụng nền tảng số để quảng bá, giới thiệu và đưa sản phẩm đặc sản bản địa đến tay người tiêu dùng xa hơn để ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến món ăn dân dã này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những nữ doanh nhân với khát vọng đưa thương hiệu Việt bay xa
Những nữ doanh nhân với khát vọng đưa thương hiệu Việt bay xa

VOV.VN - Trong các doanh nghiệp của tỉnh Đắk Lắk, nhiều nữ doanh nhân đã khẳng định bản lĩnh, tài năng trong sản xuất kinh doanh đã phát huy tài năng, trí tuệ, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đưa những sản phẩm có chất lượng cao vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.

Những nữ doanh nhân với khát vọng đưa thương hiệu Việt bay xa

Những nữ doanh nhân với khát vọng đưa thương hiệu Việt bay xa

VOV.VN - Trong các doanh nghiệp của tỉnh Đắk Lắk, nhiều nữ doanh nhân đã khẳng định bản lĩnh, tài năng trong sản xuất kinh doanh đã phát huy tài năng, trí tuệ, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đưa những sản phẩm có chất lượng cao vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.

Người phụ nữ Khmer thành công với nghề đan đát truyền thống
Người phụ nữ Khmer thành công với nghề đan đát truyền thống

VOV.VN - Huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng lâu nay nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống trăm tuổi của đồng bào Khmer, trong đó có nghề đan đát. Những năm gần đây, chị Trương Thị Bạch Thuỷ đã từng bước vực dậy làng nghề, phát triển thành HTX và nâng tầm cây tre, cây trúc tạo ra những sản phẩm đa dạng, đặc trưng, không chỉ đáp ứng cuộc sống hằng ngày mà con phục vụ cho nhà hàng, khách sạn.

Người phụ nữ Khmer thành công với nghề đan đát truyền thống

Người phụ nữ Khmer thành công với nghề đan đát truyền thống

VOV.VN - Huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng lâu nay nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống trăm tuổi của đồng bào Khmer, trong đó có nghề đan đát. Những năm gần đây, chị Trương Thị Bạch Thuỷ đã từng bước vực dậy làng nghề, phát triển thành HTX và nâng tầm cây tre, cây trúc tạo ra những sản phẩm đa dạng, đặc trưng, không chỉ đáp ứng cuộc sống hằng ngày mà con phục vụ cho nhà hàng, khách sạn.

Người phụ nữ khởi nghiệp thành công từ trái dưa lưới
Người phụ nữ khởi nghiệp thành công từ trái dưa lưới

VOV.VN - Hợp tác xã thương mại dịch vụ nông nghiệp sạch Mỹ Phong (xã Mỹ Phong, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã có hướng đi riêng trong sản xuất kinh doanh và đã thành công. Trong thành quả này có sự đóng góp rất tích cực của chị Lê Thị Kim Chi, Giám đốc HTX- người phụ nữ chọn trái dưa lưới để khởi nghiệp.

Người phụ nữ khởi nghiệp thành công từ trái dưa lưới

Người phụ nữ khởi nghiệp thành công từ trái dưa lưới

VOV.VN - Hợp tác xã thương mại dịch vụ nông nghiệp sạch Mỹ Phong (xã Mỹ Phong, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã có hướng đi riêng trong sản xuất kinh doanh và đã thành công. Trong thành quả này có sự đóng góp rất tích cực của chị Lê Thị Kim Chi, Giám đốc HTX- người phụ nữ chọn trái dưa lưới để khởi nghiệp.

Đà Nẵng lan toả phong trào phụ nữ khởi nghiệp
Đà Nẵng lan toả phong trào phụ nữ khởi nghiệp

VOV.VN - Thành phố Đà Nẵng có hơn 1.000 mô hình phụ nữ khởi nghiệp, tạo việc làm cho hàng ngàn phụ nữ hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuốc sống.

Đà Nẵng lan toả phong trào phụ nữ khởi nghiệp

Đà Nẵng lan toả phong trào phụ nữ khởi nghiệp

VOV.VN - Thành phố Đà Nẵng có hơn 1.000 mô hình phụ nữ khởi nghiệp, tạo việc làm cho hàng ngàn phụ nữ hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuốc sống.

Nông dân học hết lớp 7 bán máy nông nghiệp đi khắp thế giới
Nông dân học hết lớp 7 bán máy nông nghiệp đi khắp thế giới

VOV.VN -Một nông dân mới học hết lớp 7 nhưng đã sáng chế ra hơn 40 loại máy nông nghiệp, xuất khẩu đi 15 Quốc gia trên thế giới. Anh là Phạm Văn Hát nông dân tỉnh Hải Dương. Câu chuyện về anh được đưa vào sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4, tập 1 (bộ sách cách Diều) trong bài viết có nhan đề “Phù thủy máy nông nghiệp”.

Nông dân học hết lớp 7 bán máy nông nghiệp đi khắp thế giới

Nông dân học hết lớp 7 bán máy nông nghiệp đi khắp thế giới

VOV.VN -Một nông dân mới học hết lớp 7 nhưng đã sáng chế ra hơn 40 loại máy nông nghiệp, xuất khẩu đi 15 Quốc gia trên thế giới. Anh là Phạm Văn Hát nông dân tỉnh Hải Dương. Câu chuyện về anh được đưa vào sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4, tập 1 (bộ sách cách Diều) trong bài viết có nhan đề “Phù thủy máy nông nghiệp”.