Những bài học quý từ các startup kỳ lân

VOV.VN - Kỳ lân là sinh vật chỉ tồn tại trong thần thoại và giấc mơ. Nhưng các công ty kỳ lân lại là một câu chuyện khác. Những công ty này rất hiếm và cực kỳ nổi tiếng, chẳng hạn như Uber, Slack, Facebook…

Startup kỳ lân (unicorn startup) là thuật ngữ chỉ những công ty khởi nghiệp được định giá trên 1 tỷ USD. Kỳ lân là loài vật trong trí tưởng tượng, gắn liền với sự hiếm có. Hiện, các startup kỳ lân đạt được mức định giá 1 tỷ USD trong 10 năm cũng chỉ chiếm 0,07% trên tổng số các công ty khởi nghiệp.

Thuật ngữ “startup kỳ lân” được sử dụng lần đầu tiên bởi Aileen Lee – nhà đồng sáng lập quỹ đầu tư Cowboy Venture – trong bài viết đăng trên TechCrunch năm 2013. Aileen Lee muốn dùng từ “kỳ lân” để miêu tả được bản chất của nhóm các công ty khởi nghiệp công nghệ có giá trị hơn 1 tỷ USD và được thành lập tại Mỹ sau năm 2003. Tại thời điểm bài viết xuất bản, mới chỉ tìm ra được 39 công ty đáp ứng các tiêu chí này.

Các công ty kỳ lân vươn lên dẫn đầu nhanh chóng và họ làm điều đó bằng cách phá vỡ thị trường bằng những đổi mới, đột phá. Tạp chí danh tiếng Forbes đã nêu ra một số bài học quý mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể học được từ những công ty khởi nghiệp độc đáo này.

Phát triển đồng thời cả sản phẩm và thương hiệu

Các công ty kỳ lân không tạo ra sản phẩm, dịch vụ và sau đó tìm kiếm thị trường. Họ bắt đầu với người dùng cuối. Bằng cách phát triển các dịch vụ mà khách hàng tương lai thấy không thể cưỡng lại được, kỳ lân tạo ra những người đam mê thương hiệu.

Các doanh nghiệp này tìm cách tiếp thị thông minh, chủ yếu tập trung vào tiếp thị trực tuyến, tạo thuận lợi nhất cho khách hàng. Các chiến lược về tiếp cận sản phẩm và dịch vụ đã giúp các công ty kỳ lân lớn mạnh nhanh chóng. Ví dụ, dịch vụ giao đồ ăn qua ứng dụng di động chắc chắn đã thay đổi cách dùng bữa của khách hàng. Phương pháp tiếp thị này đồng thời cũng tạo trải nghiệm ăn uống mới đối với khách hàng.

Mọi người không đặt hàng qua Uber Eats vì họ đói. Sự thật là họ muốn trải nghiệm ăn uống các món từ nhà hàng tại nhà. Họ muốn những món ăn ưa thích và những trải nghiệm ẩm thực mới đầy tiềm năng trong tầm tay. Công nghệ đằng sau ứng dụng đóng vai trò là sản phẩm, phương tiện dịch vụ và đồng thời cũng chính là thương hiệu.

Định hướng theo sứ mệnh

Các công ty kỳ lân như Tesla và InstaCart hoạt động với sứ mệnh được xác định rõ ràng. Những doanh nghiệp này rất giỏi trong việc cho cả thế giới biết mục đích của họ.

Sứ mệnh có thể gói gọn trong cách doanh nghiệp giúp giải quyết vấn đề. Vấn đề này thường là điều mà khách hàng mục tiêu quan tâm sâu sắc. Đó có thể là một vấn đề xã hội, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, năng lượng sạch; hay thể hiện một đặc điểm cá nhân, ví dụ như mong muốn thoát khỏi những công việc lặt vặt hàng ngày nhàm chán. Dù sứ mệnh là gì, các nhà lãnh đạo của công ty kỳ lân đều coi nó là trung tâm của những gì họ làm. Sứ mệnh của họ không chỉ đơn giản là những khẩu hiệu trên trang web và quảng cáo. Mọi quyết định kinh doanh, bao gồm cả việc thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ, đều hướng tới mục đích của công ty.

Phản ứng nhanh với diễn biến mới của thị trường

Dự đoán những gì có thể xảy ra và dẫn đến trò chơi “nếu-thì”. Hãy nghĩ đến khi bạn nổ máy ô tô và lên đường. Bạn có thể tránh tai nạn bằng kỹ thuật lái xe phòng thủ khi bạn học cách đoán trước những hành động mà người lái xe khác có thể thực hiện.

Lãnh đạo các công ty kỳ lân cũng làm như vậy với điều kiện thị trường. Họ liên tục tìm kiếm những tín hiệu sắp thay đổi. Những thay đổi đó có thể là tạm thời hoặc lâu dài, và các công ty kỳ lân rất giỏi trong việc thích nghi với những diễn biến mới, bất ngờ. Các công ty kỳ lân không ngại phải nhanh chóng suy nghĩ lại chiến lược của công ty, như Airbnb đã phải làm khi đưa ra các kế hoạch mở rộng đầy tham vọng trong đại dịch COVID-19. Đội ngũ của các công ty này rất quan tâm đến việc phân tích xu hướng, hành vi của người tiêu dùng, cũng như sự phát triển kinh tế và xã hội để lường trước các tác động lên hoạt động kinh doanh của họ.

Nói cách khác, họ không phản ứng chậm. Các công ty kỳ lân cũng luôn cởi mở với những ý tưởng mới lạ và tìm kiếm thành công thông qua thử nghiệm. Khả năng thích ứng giúp “chiến đấu” với đối thủ cạnh tranh mới và thay đổi cách doanh nghiệp phục vụ khách hàng.

Không nên kêu gọi đầu tư từ giai đoạn đầu

Forbes cũng dẫn ý kiến của ông Dileep Rao - chuyên gia đầu tư và cố vấn cho nhiều doanh nghiệp khởi sự mà không cần gọi vốn - rằng công ty khởi nghiệp không nên tìm đến các quỹ đầu tư quá sớm.

Chuyên gia Dileep Rao chỉ ra có đến 99,9% các công ty khởi nghiệp đều không kêu gọi được đầu tư. Thậm chí cả khi đã gọi vốn được rồi thì cũng chỉ 20% doanh nghiệp có thể thành công.

Với các công ty khởi nghiệp tìm đến quỹ đầu tư mạo hiểm từ quá sớm, họ thường thấy mình ở thế yếu hơn. Các quỹ sẽ chiếm quyền kiểm soát công ty, “cài” người của mình vào vị trí giám đốc điều hành và đưa công ty xa rời tầm nhìn ban đầu.

Ngược lại, nếu có thể "tự thân vận động" ở những ngày đầu, chủ doanh nghiệp sẽ bảo vệ được quyền kiểm soát công ty cũng như lợi nhuận việc kinh doanh mang lại.

Ông Dileep Rao chỉ ra rằng, trong 22 doanh nhân khởi nghiệp có tài sản trên 1 tỷ USD, người chưa tìm đến các quỹ đầu tư mạo hiểm đạt được số lợi nhuận nhiều gấp đôi những người kêu gọi vốn từ ban đầu. Với những người hoàn toàn không tìm đến các quỹ, con số này tăng lên thành gấp 7.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Số lượng kỳ lân khởi nghiệp không ngừng gia tăng bất chấp đại dịch Covid-19
Số lượng kỳ lân khởi nghiệp không ngừng gia tăng bất chấp đại dịch Covid-19

VOV.VN - Số lượng kỳ lân đã tăng đáng kể trong bối cảnh đầu tư mạo hiểm tăng đột biến, khiến năm 2021 trở thành năm kỷ lục đối với các công ty khởi nghiệp tư nhân đạt được vị thế kỳ lân (trên 1 tỷ USD).

Số lượng kỳ lân khởi nghiệp không ngừng gia tăng bất chấp đại dịch Covid-19

Số lượng kỳ lân khởi nghiệp không ngừng gia tăng bất chấp đại dịch Covid-19

VOV.VN - Số lượng kỳ lân đã tăng đáng kể trong bối cảnh đầu tư mạo hiểm tăng đột biến, khiến năm 2021 trở thành năm kỷ lục đối với các công ty khởi nghiệp tư nhân đạt được vị thế kỳ lân (trên 1 tỷ USD).

Jeff Bezos lần đầu rót vốn vào startup thương mại điện tử ở Đông Nam Á
Jeff Bezos lần đầu rót vốn vào startup thương mại điện tử ở Đông Nam Á

VOV.VN - Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos lần đầu tiên rót vốn vào startup thương mại điện tử của Đông Nam Á - Ula.

Jeff Bezos lần đầu rót vốn vào startup thương mại điện tử ở Đông Nam Á

Jeff Bezos lần đầu rót vốn vào startup thương mại điện tử ở Đông Nam Á

VOV.VN - Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos lần đầu tiên rót vốn vào startup thương mại điện tử của Đông Nam Á - Ula.

Bất ngờ với Kỳ lân công nghệ trị giá 1 tỷ USD của cô gái trẻ xinh đẹp
Bất ngờ với Kỳ lân công nghệ trị giá 1 tỷ USD của cô gái trẻ xinh đẹp

VOV.VN - Cô gái 30 tuổi Melanie Perkins đã tạo dựng thành công Kỳ lân công nghệ (Tech Unicorn) tại Australia, được định giá 1 tỷ USD.

Bất ngờ với Kỳ lân công nghệ trị giá 1 tỷ USD của cô gái trẻ xinh đẹp

Bất ngờ với Kỳ lân công nghệ trị giá 1 tỷ USD của cô gái trẻ xinh đẹp

VOV.VN - Cô gái 30 tuổi Melanie Perkins đã tạo dựng thành công Kỳ lân công nghệ (Tech Unicorn) tại Australia, được định giá 1 tỷ USD.