Không chỉ có thương mại, EVFTA còn mở cơ hội lớn trong thu hút đầu tư

VOV.VN - EVFTA góp phần thu hút các DN, nhà đầu tư châu Âu mở rộng đầu tư, hợp tác kinh doanh tại Việt Nam tạo ra cơ hội lớn cho DN Việt Nam nâng cao hợp tác, tiếp thu chuyển giao công nghệ.

Là FTA đầu tiên giữa Việt Nam với khu vực thuộc top đầu về đầu tư ra nước ngoài, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh châu Âu (EVFTA) mang tới nhiều kỳ vọng về thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư. Những cam kết rộng mở trong EVFTA cả về thương mại và đầu tư sẽ góp phần thu hút các DN, nhà đầu tư châu Âu mở rộng đầu tư, hợp tác kinh doanh tại Việt Nam. Điều này vừa tạo ra thách thức cạnh tranh cho các DN Việt Nam với các đối tác châu Âu ngay tại sân nhà, nhưng đây cũng là cơ hội lớn cho DN Việt Nam có thể nâng cao hợp tác, tăng cường chuyển giao công nghệ.

Tại buổi tọa đàm “Tận dụng lợi ích từ nhập khẩu, đầu tư của EU trong EVFTA”,  do Tạp chí Công Thương thực hiện ngày 6/12, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, đầu tư đăng ký mới từ khu vực EU vào thị trường Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể trong thời gian vừa qua. Sự gia tăng này thể hiện không phải chỉ ở tổng số vốn mà còn thể hiện được quy mô trung bình của các dự án.

“Quy mô vốn trung bình của các dự án đăng ký mới từ EU đã có xu hướng tăng trong những năm trở lại đây, khoảng trên dưới 12 triệu USD/dự án là mức cao hơn so với bình quân chung và so với giai đoạn trước khi có EVFTA. Các quốc gia EU đầu tư vào Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ kỹ năng và thực tiễn để tạo dựng được một môi trường đầu tư kinh doanh tương đối tương đối thuận lợi, bền vững và dễ tiên liệu ở Việt Nam”, ông Dương nhận xét.

Chia sẻ góc nhìn của nhà đầu tư Đức đối với thị trường Việt Nam cũng như cơ hội hợp tác đầu tư thương mại giữa Đức và Việt Nam, bà Đào Thu Trang, Trưởng Bộ phận tư vấn chiến lược phát triển thị trường, Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam có môi trường đầu tư đầy tiềm năng với vị trí địa lý chiến lược, với nền kinh tế phát triển, với một nền xã hội chính trị ổn định, dân số, trẻ ham học hỏi, năng động, linh hoạt. Chỉ tính riêng từ ngày 15/3 đến nay, đã có 12 dự án lớn, nhỏ của các DN Đức đã xin cấp phép đầu tư tại Việt Nam.

“Các nhà đầu tư Đức luôn mong muốn và đã nhận thấy cam kết của Chính phủ trong việc nỗ lực để có thể tăng tính cạnh tranh, tăng tính minh bạch của môi trường đầu tư Việt Nam. Lĩnh vực các DN Đức muốn hợp tác, kinh doanh tại Việt Nam thiên về những ngành sản xuất, công nghệ cao, năng lượng xanh và năng lượng tái tạo, lĩnh vực IT cũng như phát triển phần mềm, thực phẩm, chế biến đồ uống, điện tử và đặc biệt là lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, các nhà đầu tư Đức luôn luôn mong muốn hợp tác với các DN địa phương, đẩy mạnh hàm lượng nội địa hóa trong các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam không phải là 4-5% mà phải trên 30%”, bà Trang chia sẻ.

Từ góc độ DN, ông Đinh Văn Hiến, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn DKNEC cho biết, trước khi chưa có EVFTA, thuế nhập khẩu CKD và IKD của DN từ EU rất cao, từ 5% - 10% có thiết bị lên tới 12%-15%.

“Từ khi có EVFTA thuế nhập khẩu thiết bị đã giảm từ 10,2% xuống còn 1%. Hiện tại những máy móc, thiết bị hiện đại CKD thuế nhập khẩu đã về 0%. Hy vọng với Hiệp định EVFTA, các DN vừa có điều kiện được cung cấp cũng như cập nhật ứng dụng, giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó giảm giá thành đầu tư và phát huy năng lực sản xuất trong nước”, ông Hiến cho biết.

Trong thời gian tới, việc thực thi EVFTA bước sang giai đoạn mới cùng với những chính sách hợp tác đa phương của các nước EU cũng thay đổi theo. Để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và EU nói chung, cũng như hỗ trợ các DN tận dụng triệt để những tiềm năng về hợp tác thương mại, đầu tư với EU rất cần sự can thiệp, hỗ trợ từ phía các Bộ, ngành.

Ông Đỗ Hữu Hưng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) khẳng định, EU là một trong những khu vực quan trọng, nên gian tới Bộ Công Thương sẽ tích cực phối hợp với các nhà nhập khẩu cũng như các kênh phân phối lớn ở châu Âu tổ chức các sự kiện, nhằm quảng bá hàng hóa Việt Nam sang các nước khu vực EU, đặc biệt là các sự kiện Tuần hàng Việt Nam.

“Để tận dụng được nguồn lực của các quốc gia EU, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam, nhất thiết phải có hỗ trợ về đầu tư bài bản và đào tạo từ các khâu. Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh kết nối các nhà thu mua của EU và các DN sản xuất của Việt Nam tổ chức các chương trình đào tạo do các chuyên gia trực tiếp từ các kênh phân phối hướng dẫn. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các thương vụ để cập nhật thường xuyên các thông tin về thị trường EU, giới thiệu sâu rộng với cộng đồng DN Việt Nam các sự kiện được tổ chức, nhằm đẩy mạnh kết nối giữa các nhà thu mua EU với các DN sản xuất của Việt Nam”, ông Hưng nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

DN Việt ứng phó ra sao khi phải áp dụng cơ chế thuế quan theo EVFTA?
DN Việt ứng phó ra sao khi phải áp dụng cơ chế thuế quan theo EVFTA?

VOV.VN - Theo quy định của EU về GSP khi có hiệp định thương mại từ do (FTA) Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng cơ chế GSP song song cùng EVFTA trong thời gian 2 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, nghĩa là đến hết 31/12/2022. Kể từ ngày 1/1/2023, doanh nghiệp áp dụng cơ chế ưu đãi thuế quan theo EVFTA.

DN Việt ứng phó ra sao khi phải áp dụng cơ chế thuế quan theo EVFTA?

DN Việt ứng phó ra sao khi phải áp dụng cơ chế thuế quan theo EVFTA?

VOV.VN - Theo quy định của EU về GSP khi có hiệp định thương mại từ do (FTA) Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng cơ chế GSP song song cùng EVFTA trong thời gian 2 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, nghĩa là đến hết 31/12/2022. Kể từ ngày 1/1/2023, doanh nghiệp áp dụng cơ chế ưu đãi thuế quan theo EVFTA.

Nước ép trái cây Việt Nam còn nhiều lợi thế từ EVFTA để vào EU
Nước ép trái cây Việt Nam còn nhiều lợi thế từ EVFTA để vào EU

VOV.VN - Xác định EU là thị trường xuất khẩu khó tính đối với các mặt hàng nông sản nói chung, nước ép trái cây nói riêng nên các doanh nghiệp Việt Nam cần có cách tiếp cận thông tin để tạo chỗ đứng cho sản phẩm của mình.

Nước ép trái cây Việt Nam còn nhiều lợi thế từ EVFTA để vào EU

Nước ép trái cây Việt Nam còn nhiều lợi thế từ EVFTA để vào EU

VOV.VN - Xác định EU là thị trường xuất khẩu khó tính đối với các mặt hàng nông sản nói chung, nước ép trái cây nói riêng nên các doanh nghiệp Việt Nam cần có cách tiếp cận thông tin để tạo chỗ đứng cho sản phẩm của mình.

2 năm thực thi EVFTA: Nhiều DN “chật vật” tiếp cận thị trường EU
2 năm thực thi EVFTA: Nhiều DN “chật vật” tiếp cận thị trường EU

VOV.VN - Dù doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng tăng tốc đổi mới sản phẩm, xúc tiến thương mại nhưng hàng hóa Việt Nam cũng mới chỉ chiếm chưa đầy 2% thị phần của thị trường EU.

2 năm thực thi EVFTA: Nhiều DN “chật vật” tiếp cận thị trường EU

2 năm thực thi EVFTA: Nhiều DN “chật vật” tiếp cận thị trường EU

VOV.VN - Dù doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng tăng tốc đổi mới sản phẩm, xúc tiến thương mại nhưng hàng hóa Việt Nam cũng mới chỉ chiếm chưa đầy 2% thị phần của thị trường EU.