Không cứu thì còn sống đâu để ngày mai hưởng

(VOV) -Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã nói như vậy khi phản biện ý kiến cho rằng không nên cứu thị trường, DN lúc này.

Các ý kiến này được đưa ra tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân năm 2013 được Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, diễn ra trong 2 ngày 5-6/4, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Tại đây, TS Nguyễn Đình Cung – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã có phần nhìn lại 1 năm tái cơ cấu nền kinh tế.

Theo ông Cung, khó khăn của nền kinh tế Việt Nam đã kéo dài nhiều năm; và nền kinh tế mới “cất cánh” không lâu, đã dần mất động lực để “bay” tiếp. Nguyên nhân cơ bản là những yếu kém và lạc hậu của cơ cấu kinh tế; và thể chế hiện hành về phân bố nguồn lực đang làm trầm trọng thêm những yếu kém đó của nền kinh tế. Vì vậy, không ít người lo ngại về khả năng kinh tế nước ta sẽ bước vào thời kỳ suy giảm. Với cách nhìn đó, thì giải pháp cho nền kinh tế nước ta không phải là những tính toán ngắn hạn hàng năm (như cung tiền, tín dụng, đầu tư năm nay là bao nhiêu), cũng không phải là những “gói” cứu một hay thậm chí một số ngành cụ thể,v.v… mà phải là đổi mới căn bản hệ thống động lực khuyến khích huy động và phân bố nguồn lực để nguồn lực được phân bố và sử dụng có hiệu quả hơn, tạo ra lợi nhuận và giá trị gia tăng ngày càng cao.

Ông Nguyễn Đình Cung đưa ra kinh nghiệm thành công của cải cách trong mấy thập kỷ qua cho thấy điều mong nuốn nói trên sẽ đạt được chỉ khi thị trường và cơ chế thị trường được mở rộng hơn và hoạt động tốt hơn, cạnh tranh thực sự và bình đẳng hơn, mở cửa nhiều hơn và thực chất hơn; cơ hội nhiều hơn cho khu vực tư nhân; doanh nghiệp nhà nước và đầu tư nhà nước giảm về quy mô nhường chỗ cho khu vực tư nhân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ; môi trường kinh doanh không nhằm bảo vệ cơ hội kinh doanh và lợi ích một nhóm doanh nghiệp hay một ngành cụ thể mà tạo cơ hội cho bất cứ ai có sáng kiến và dám chấp nhận rủi ro,.v.v…

Hỗ trợ, “cứu” doanh nghiệp, giải quyết hàng tồn kho, kể cả tồn kho bất động sản… Đây không phải là giải pháp chính sách trong nội dung tái cơ cấu kinh tế, nhưng có liên quan đến thực thi các chính sách tái cơ cấu kinh tế. Các giải pháp tập trung vào tạm thời giảm chi phí tài chính cho một số nhóm doanh nghiệp (giãn hay hoãn nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, giảm tiền thuê đất, giảm lãi suất…), tăng thêm cầu, mở rộng thêm tín dụng cho DNN&V, cho kinh doanh bất động sản, cho người thu nhập thấp mua nhà ở xã hội; tăng và đẩy nhanh giải ngân đầu tư bằng vốn ngân sách và trái phiếu chính phủ; cơ cấu lại nguồn cung và tăng cầu mua nhà thu nhập thấp,.v.v… Về bản chất, các giải pháp nhóm này nhằm vào giải quyết khó khăn phát sinh từ thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/1/2011 về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; và các giải pháp nói trên không khác nhiều về bản chất so với nhiều giải pháp đã thực hiện trước năm 2011, góp phần làm bất ổn vĩ mô và đẩy lạm phát lên cao.

Theo quan điểm của TS Cung, các giải pháp nói trên về cơ bản, chỉ xử lý vấn đề “ngọn”, không phải vấn đề gốc. Về cách làm, vẫn là “Nhà nước dẫn dắt”, “quan chức nhà nước dẫn dắt”, vì lợi ích của một nhóm doanh nghiệp chứ không phải toàn nền kinh tế; Thiên về hành chính, hơn là thị trường, không thấy động lực mới, không thấy “hy sinh, đánh đổi”, không thấy cạnh tranh, không thấy trách nhiệm giải trình buộc những doanh nghiệp, nhà đầu tư có sai lầm phải trả giá cho những sai lầm đó của họ ….; Động lực đằng sau đó là  để phục hồi và duy trì hiện trạng  phân bố nguồn lực trước đây; dần dần chờ kinh tế phục hồi, giá lên, “đâu sẽ vào đó, như cũ”; và lúc đó vấn đề sẽ được giải quyết.

Rõ ràng, các giải pháp này sẽ không thành công như mong đợi cả về ngắn hạn và dài hạn; mà ngược lại, có thể chỉ kéo dài thêm tình trạng trì trệ của doanh nghiệp, của nền kinh tế; không tạo cơ hội sáng tạo, chuyển tài sản chết thành “vốn sống và lưu chuyển, làm  “bừng nở” cơ hội đầu tư và kinh doanh; làm chậm lại quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Vẫn là căn bệnh thành tích

Bình luận về các nội dung mà TS Cung đưa ra, ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội đồng tình với những nhận định khái quát về nền kinh tế từ năm 2008 đến 2012 là cơ bản phù hợp với hiện thực nền kinh tế nước ta.

Cuộc khủng hoảng tài chính và sau đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xuất hiện có lẽ khá đột ngột với các nước, trong đó có nước ta, kể cả nước Mỹ và các nước có nền kinh tế phát triển khác. Các quốc gia giật mình, không ngờ tới. Cái đáng nói là giật mình đi đến lúng túng trong ứng phó trước dồn dập nhiều khó khăn và độ dày của khó khăn ngày càng tăng. Giật mình và lúng túng là bởi vì thời gian khá dài đến năm 2007 đang hừng hực khí thế, niềm vui lớn về thành tựu của sự tăng trưởng kinh tế.

Ở nước ta, theo ông Kiên, trong báo cáo của cơ quan chức năng trình Quốc hội tại Kỳ họp cuối năm 2007 đã đánh giá đại ý dự tính sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn diện mục tiêu, chỉ tiêu Đại hội X của Đảng, một số chỉ tiêu hoàn thành sớm trước 2 năm. Đã thế, năm 2010 khi chuẩn bị các văn kiện phục vụ Đại hội XI của Đảng, sau hơn 2 năm thế giới và nước ta rơi vào cuộc khủng hoảng kể từ năm 2008, vẫn ra sức tuyên truyền kinh tế tăng trưởng 6,7% cao hơn mức Quốc hội đề ra 6,5%, trong khi không nói gì đến thực tế lạm phát ở mức 18,3%, cao hơn nhiều mức không quá 8% nêu ra trong Nghị quyết. “Thực tế này cho thấy khả năng dự báo, tầm nhìn về một nền kinh tế phát triển khỏe mạnh, lâu bền rất hạn chế và bệnh thành tích mang tính phổ biến ở mọi chủ thể” – ông Kiên nói.

Theo năm tháng, khó khăn và thách thức cứ phình to ra, đến đầu năm 2011 mới tỉnh ngộ thì đã hơi muộn, nhưng còn hơn không. Theo đó, tìm và áp dụng nhiều biện pháp thắt chặt trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ - hoạt động xương sống quyết định phát triển KT-XH, thậm chí thắt chặt đột ngột quá nên đã tạo ra cú sốc lớn, vượt quá khả năng chịu đựng của xã hội, trước hết là cộng đồng doanh nghiệp khiến “...niềm tin của nhà đầu tư giảm sút xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005.”

Về việc giải cứu DN, ông Nguyễn Đức Kiên lại có quan điểm khác khi cho rằng, để có bánh mỳ ngon hơn cho nay mai (trung và dài hạn) thì ngay bây giờ (trong ngắn hạn) không thể không có bánh mỳ, dù bánh mỳ này chưa ngon. Nếu không bây giờ đã chết rồi, còn sống đâu để ngày mai hưởng. Bất động sản đóng băng, sau nó là hệ lụy mang tính hệ thống của nhiều ngành kinh tế và xã hội, không thể để nó rơi vào tự do được, ta khác với Mỹ và nhiều nước phát triển khác. Ở đây chính trị và kinh tế phải được xem xét và kết hợp nhuần nhuyễn, không hy vọng một giải pháp nào được tất cả đâu, đừng đặt vấn đề quá mức phải hy sinh cái này, cái nọ, phải chịu đau, phải đánh đổi,...

Về hàng tồn kho, theo ông Nguyễn Đức Kiên, một vấn đề rất quan trọng để xử lý hàng tồn kho hiện hữu và hạn chế được tồn kho trong tương lai phải áp dụng các biện pháp tăng tổng cầu, tập trung vào 3 nhóm chủ thể là cầu của khu vực Nhà nước, cầu của khu vực doanh nghiệp và cầu của dân cư. Để tăng cầu khu vực Nhà nước, không thể không tăng nguồn và giải ngân vốn đầu tư. Để tăng cầu khu vực doanh nghiệp, không thể không chú ý đến yếu tố đầu vào cấu thành chi phí sản xuất và giá cả sản phẩm như lãi suất vốn vay thấp, tiết giảm chi phí quản lý, tăng năng suất lao động, chính sách thuế thấp hợp lý... tạo cơ hội giảm giá cả, tăng khả năng cạnh tranh. Đối với cầu của khu dân cư, không thể không nói đến việc làm và tăng thu nhập, giá cả sản phẩm thấp phù hợp với thu nhập…

Các ý kiến, đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong Diễn đàn sẽ là thông tin quan trọng để Ủy ban Kinh tế, cùng với các cơ quan của Quốc hội xây dựng Báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp cần tự cứu mình vượt qua khủng hoảng
Doanh nghiệp cần tự cứu mình vượt qua khủng hoảng

(VOV) -Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, vẫn có một số doanh nghiệp vươn lên bằng nội lực của mình, biến khó khăn thành cơ hội.

Doanh nghiệp cần tự cứu mình vượt qua khủng hoảng

Doanh nghiệp cần tự cứu mình vượt qua khủng hoảng

(VOV) -Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, vẫn có một số doanh nghiệp vươn lên bằng nội lực của mình, biến khó khăn thành cơ hội.

“Cần có chính sách giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho”
“Cần có chính sách giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho”

Sức mua giảm, hàng tồn kho nhiều nên không ít doanh nghiệp chưa dám vay vốn tiếp dù lãi suất đã thấp hơn.

“Cần có chính sách giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho”

“Cần có chính sách giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho”

Sức mua giảm, hàng tồn kho nhiều nên không ít doanh nghiệp chưa dám vay vốn tiếp dù lãi suất đã thấp hơn.

Tập trung giải pháp xử lý hàng tồn kho
Tập trung giải pháp xử lý hàng tồn kho

(VOV) - Các biện pháp tập trung xử lý các mặt hàng tồn kho cao như sắt thép, xi măng, vật liệu xây dựng...

Tập trung giải pháp xử lý hàng tồn kho

Tập trung giải pháp xử lý hàng tồn kho

(VOV) - Các biện pháp tập trung xử lý các mặt hàng tồn kho cao như sắt thép, xi măng, vật liệu xây dựng...

Ngành công nghiệp và bài toán hàng tồn kho
Ngành công nghiệp và bài toán hàng tồn kho

(VOV) - Mặc dù chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2012 tăng, nhưng bài toán khó giải nhất hiện nay vẫn là tình trạng tồn kho lớn.

Ngành công nghiệp và bài toán hàng tồn kho

Ngành công nghiệp và bài toán hàng tồn kho

(VOV) - Mặc dù chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2012 tăng, nhưng bài toán khó giải nhất hiện nay vẫn là tình trạng tồn kho lớn.

TTCK đối mặt 3 thách thức: nợ xấu, hàng tồn kho và tín dụng
TTCK đối mặt 3 thách thức: nợ xấu, hàng tồn kho và tín dụng

(VOV) - Nếu giải quyết được 3 điểm này mới tạo động lực đáng kể lên TTCK

TTCK đối mặt 3 thách thức: nợ xấu, hàng tồn kho và tín dụng

TTCK đối mặt 3 thách thức: nợ xấu, hàng tồn kho và tín dụng

(VOV) - Nếu giải quyết được 3 điểm này mới tạo động lực đáng kể lên TTCK