Không vì sức ép giải toả hàng hoá mà coi nhẹ phòng chống Covid-19

VOV.VN - Bộ Công Thương nhấn mạnh không vì sức ép giải tỏa ùn tắc hàng hóa mà coi nhẹ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký công văn gửi tới lãnh đạo UBND các tỉnh biên giới phía Bắc về việc thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa theo quy định qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ Tân Thanh, Cốc Nam (tỉnh Lạng Sơn), lối mở km3+4 (TP Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh) theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng.

Xe container chở thanh long nằm chờ thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn.

Người đứng đầu Bộ Công Thương cho biết hiện chính quyền các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) đã đồng ý khôi phục lại từng phần hoạt động thương mại hàng hóa tại biên giới. Đồng thời giao các cấp chính quyền địa phương thống nhất với chính quyền địa phương giáp biên phía Việt Nam về thời gian và phương thức thực hiện trên cơ sở bảo đảm thực thi nghiêm túc và hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Không vì sức ép ùn tắc hàng hoá coi nhẹ chống dịch Covid-19.

Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh biên giới phía Bắc cho phép thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa theo quy định qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ trên cơ sở áp dụng nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa qua biên giới theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo đó, các biện pháp phòng, chống dịch phải tuân thủ yêu cầu như lái xe và người giao hàng chỉ được chở đến khu vực giao hàng tại cửa khẩu, không đi sâu vào nội địa.

Lái xe và người giao hàng tại đây phải mặc đồ phòng hộ, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng (hoặc dung dịch sát khuẩn). Khi quay trở lại phải cởi bỏ đồ phòng hộ, khẩu trang, tại khu cách ly của cửa khẩu, sau đó kiểm dịch y tế.

Tuy không bị cách ly khi trở về nhưng những người này phải tự theo dõi sức khoẻ và kịp thời báo ngay cho cơ quan y tế địa phương, nơi cư trú khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở.

Bộ Công Thương đặc biệt lưu ý trong quá trình thực hiện, cần đặt ưu tiên cao nhất cho công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho nhân dân và người lao động.

Đồng thời khuyến cáo doanh nghiệp điều tiết nhịp độ hàng đưa lên biên giới, tránh ách tắc tại khu vực các cửa khẩu này, đồng thời ưu tiên cho các lô hàng xuất chính ngạch tại cửa khẩu.

“Trong quá trình thực hiện, cần đặt ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho nhân dân và người lao động. Không vì sức ép giải tỏa ùn tắc hàng hóa mà coi nhẹ các biện pháp phòng chống dịch”, văn bản Bộ Công Thương nêu./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nông sản “quay đầu” vì dịch Covid-19, người Hà Nội tích cực hỗ trợ
Nông sản “quay đầu” vì dịch Covid-19, người Hà Nội tích cực hỗ trợ

VOV.VN - Để hỗ trợ những mặt hàng nông sản không thể xuất khẩu do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhiều cá nhân, tổ chức đã đứng ra nhận tiêu thụ với số lượng lớn

Nông sản “quay đầu” vì dịch Covid-19, người Hà Nội tích cực hỗ trợ

Nông sản “quay đầu” vì dịch Covid-19, người Hà Nội tích cực hỗ trợ

VOV.VN - Để hỗ trợ những mặt hàng nông sản không thể xuất khẩu do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhiều cá nhân, tổ chức đã đứng ra nhận tiêu thụ với số lượng lớn

Dịch bệnh do Covid 19 tạo sức ép, nông sản Việt cầu cứu
Dịch bệnh do Covid 19 tạo sức ép, nông sản Việt cầu cứu

VOV.VN - Dịch bệnh do virus Corona (Covid 19) có tác động nặng nề đến xuất khẩu nông sản Việt Nam. Nông sản Việt cần phải tìm đường "giải cứu" cho chính mình.

Dịch bệnh do Covid 19 tạo sức ép, nông sản Việt cầu cứu

Dịch bệnh do Covid 19 tạo sức ép, nông sản Việt cầu cứu

VOV.VN - Dịch bệnh do virus Corona (Covid 19) có tác động nặng nề đến xuất khẩu nông sản Việt Nam. Nông sản Việt cần phải tìm đường "giải cứu" cho chính mình.

Tiêu thụ nông sản: Cần sự “chung tay” của người dân và nhà sản xuất
Tiêu thụ nông sản: Cần sự “chung tay” của người dân và nhà sản xuất

VOV.VN - Việc cung ứng không đúng về số lượng, giá cả như cam kết giữa nhà nông và doanh nghiệp dẫn đến tình trạng thừa nơi sản xuất, thiếu nơi tiêu dùng.

Tiêu thụ nông sản: Cần sự “chung tay” của người dân và nhà sản xuất

Tiêu thụ nông sản: Cần sự “chung tay” của người dân và nhà sản xuất

VOV.VN - Việc cung ứng không đúng về số lượng, giá cả như cam kết giữa nhà nông và doanh nghiệp dẫn đến tình trạng thừa nơi sản xuất, thiếu nơi tiêu dùng.