Kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu đình trệ do lạm phát

VOV.VN - Do ảnh hưởng bởi lạm phát cao và biến động lãi suất trên thị trường, nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu trong quý I năm nay chỉ tăng trưởng 0,1% so với quý trước đó. Đây là thông tin vừa được Cơ quan Thống kê châu Âu thông báo tại cuộc họp báo ngày 28/4.

Phát biểu trước báo giới, Cao ủy Kinh tế Liên minh châu Âu Paolo Gentiloni nhấn mạnh: “Những số liệu về kinh tế đã tốt hơn trước, so với dự báo của chúng tôi. Nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu dường như chỉ tăng trưởng 0,1% so với quý 4 của năm ngoái và tính trên toàn khu vực Liên minh châu Âu, chỉ tăng trưởng 0,3%”.

Trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Đức - nền kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu, ghi nhận tốc độ tăng trưởng trì trệ ở mức 0% so với quý 4/2022. So với cùng kỳ năm ngoái, Đức là nền kinh tế duy nhất trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu chứng kiến mức suy giảm 0,1%. Theo Cơ quan Thống kê châu Âu, Đức vẫn đang chật vật ứng phó với tác động của cuộc xung đột tại Ukraine, đặc biệt sau khi Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho phần lớn ngành công nghiệp của nước này.

Trong khi đó, các quốc gia chứng kiến mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội hàng quý cao nhất trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu là Bồ Đào Nha (1,6%), tiếp theo là Tây Ban Nha, Italy và Latvia cùng tăng 0,5%. Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai của Liên minh châu Âu, tăng trưởng 0,2%.

Trước đó, kết quả dữ liệu kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu trong quý cuối cùng của năm 2022, cũng tăng trưởng ở mức 0,1%, cho thấy khu vực này đã tạm thoát khỏi suy thoái nhưng lạm phát cao vẫn là một yếu tố rủi ro. Mặc dù lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã giảm bớt, nhưng vẫn ở mức 6,9% trên cơ sở hằng năm, cao gấp 3 lần so với mức mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Dữ liệu trên phù hợp với dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế cho rằng kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu chỉ có thể tăng tốc vào năm tới.

Hiện dư luận đang đổ dồn sự chú ý vào cuộc họp chính sách tiếp theo của Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến diễn ra ngày 4/5 tới. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã tăng lãi suất tổng cộng 3,5% kể từ tháng 7 năm ngoái. Nhà kinh tế trưởng của ngân hàng này Philip Lane, trong tuần này cho biết bây giờ vẫn chưa phải là thời điểm thích hợp để chấm dứt chính sách tăng lãi suất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam
Các doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam

VOV.VN - Các doanh nghiệp châu Âu cho rằng, đầu tư vào các sáng kiến phát triển nhân tài là cách giúp Việt Nam nâng cao sức hấp dẫn với tư cách là một điểm đến FDI, và xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường toàn cầu.

Các doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam

Các doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam

VOV.VN - Các doanh nghiệp châu Âu cho rằng, đầu tư vào các sáng kiến phát triển nhân tài là cách giúp Việt Nam nâng cao sức hấp dẫn với tư cách là một điểm đến FDI, và xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường toàn cầu.

Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất thứ sáu liên tiếp
Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất thứ sáu liên tiếp

VOV.VN - Hôm 16/3, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản nhằm kiềm chế lạm phát trong khu vực đồng euro.

Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất thứ sáu liên tiếp

Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất thứ sáu liên tiếp

VOV.VN - Hôm 16/3, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản nhằm kiềm chế lạm phát trong khu vực đồng euro.

Giảm tác động từ vụ việc SVB đối với thị trường châu Âu
Giảm tác động từ vụ việc SVB đối với thị trường châu Âu

VOV.VN - Sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trên toàn thế giới khi chính phủ các nước cố gắng đánh giá tác động của nó đối với các công ty khởi nghiệp công nghệ, các tổ chức tài chính khác và thậm chí cả các quỹ hưu trí.

Giảm tác động từ vụ việc SVB đối với thị trường châu Âu

Giảm tác động từ vụ việc SVB đối với thị trường châu Âu

VOV.VN - Sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trên toàn thế giới khi chính phủ các nước cố gắng đánh giá tác động của nó đối với các công ty khởi nghiệp công nghệ, các tổ chức tài chính khác và thậm chí cả các quỹ hưu trí.