Kinh tế phục hồi, doanh nghiệp đua nhau rót vốn vào hoạt động kho vận

VOV.VN - Với lợi thế chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ kết nối các tỉnh, thành phố của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với TP.HCM kèm với đó là kinh tế sớm phục hồi sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp đua nhau rót vốn vào hoạt động kho vận...

Long An có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ kết nối các tỉnh, thành phố của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với TP.HCM và miền Đông Nam bộ. Với lợi thế này, kèm với đó là kinh tế sớm phục hồi sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp đua nhau rót vốn vào hoạt động kho vận tại Long An.

Với sự tin tưởng của các nhà đầu tư, hệ thống hạ tầng được hoàn thiện sẽ góp phần đưa địa phương này từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của vùng ĐBSCL và là đầu mối quan trọng cho hoạt động logistics của các tỉnh, thành phố phía Nam.

Các “ông lớn” đổ vốn dự án kho bãi

Long An có Cảng quốc tế Long An - một trong những cảng biển có quy mô lớn nhất tại khu vực phía Nam; có quỹ đất công nghiệp dồi dào, với 62 cụm công nghiệp có tổng diện tích hơn 3.100 ha và 35 khu công nghiệp. Hệ thống các khu công nghiệp này có tổng diện tích gần 12.000 ha, được bố trí giáp ranh TP.HCM trong bán kính 30 - 40 km, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu về mặt bằng và hạ tầng để nhà đầu tư đến triển khai dự án đầu tư nhanh chóng, thuận lợi.

Trong quá trình phục hồi sau dịch COVID-19, tại Khu công nghiệp (KCN) Phú An Thạnh, huyện Bến Lức, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An và Công ty TNHH Lotte Eco Logis Long An đang gấp rút triển khai xây dựng dự án dịch vụ kho bãi, lưu trữ hàng hóa và cho thuê kho bãi với tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc giai đoạn 1 là 306 tỷ đồng, tương đương hơn 13,4 triệu USD. Dự án có diện tích hơn 79.000 m2, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý IV/2023.

Đây là dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ trong một ngày kể từ thời điểm nộp hồ sơ đăng ký. Ông Lê Văn Thành - Quản lý phát triển dự án Công ty TNHH xây dựng và kỹ thuật Lotte Việt Nam cho biết, có nhiều lý do để Lotte chọn Long An để tiếp tục đầu tư dự án kho bãi thứ hai ở miền Nam. Không chỉ là nơi có nhiều tiềm năng, đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, Long An còn giải quyết thủ tục hành chính, cấp giấy chứng nhận đầu tư rất nhanh, gọn.

Ông Lê Văn Thành cho biết thêm: "Lotte luôn tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Theo đánh giá của chuyên gia thì thị phần kho bãi, kho lạnh còn nhiều tiềm năng còn đang phát triển nữa. Do tình hình dịch bệnh nên hoạt động kho lạnh hàng hóa xuất khẩu đang tăng đột biến thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, Việt Nam đang được quy hoạch thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, nên các tập đoàn nước ngoài rất quan tâm".

Trước nhu cầu kho vận tăng cao, chỉ trong vòng 5 tháng qua, Công ty TNHH Sea Logistics Việt Nam (SLP) đã liên tiếp rót vốn, tiến hành xây dựng hai dự án ở phía Nam. Hai dự án này được bố trí tại huyện Cần Giuộc và huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, giáp ranh với TP.HCM. Trong đó hệ thống kho SLP Long Hậu tại KCN Long Hậu, huyện Cần Giuộc cung ứng hai nhà kho hai tầng với tổng diện tích sàn cho thuê hơn 51.000m2, dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào cuối năm 2022; Hệ thống kho vận Xuyên Á, huyện Đức Hòa cung ứng các nhà kho hạng A hai tầng và một tầng, dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 1 năm 2023, với tổng diện tích cho thuê khoảng 84.000m2.

Bà Lê Thị Ngọc Diệp, Giám đốc – Trưởng bộ phận thương mại Công ty SLP cho biết: "Khi đại dịch COVID-19 diễn biến ngày càng khả quan thì đó cũng là điều thuận lợi cho doanh nghiệp. Chúng tôi kỳ vọng sẽ cùng đồng hành để tối ưu hóa chuỗi cung ứng nói riêng và hoạt động Logistics nói chung. Hiện chúng tôi và các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng hệ thống kho vận trên toàn Việt Nam. Điều này cho thấy một sự khả quan trong ngành bất động sản công nghiệp".

Khu Kinh tế biển, cú hích để hút đầu tư

Vừa qua, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp vẫn có nhiều doanh nghiệp (DN), tập đoàn lớn tìm đến Long An. Tại địa phương hiện có 226 dự án bất động sản nhà xưởng, kho bãi cho thuê với tổng diện tích hơn 6 triệu m2, trong đó có 84 dự án FDI với dòng vốn trên 1 tỷ USD và 142 dự án trong nước với tổng vốn trên 19.000 tỷ đồng.

Theo Ban Quản lý các Khu Kinh tế tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, Long An đã quy hoạch 6 trung tâm logistics gồm: 3 trung tâm logistics đặt tại các xã Thanh Phú, Thạnh Lợi và Lương Hòa (huyện Bến Lức, với tổng diện tích khoảng 110 ha); Trung tâm logistics tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (thị xã Kiến Tường,10 ha); Trung tâm logistics tại cửa khẩu Mỹ Quý Tây (huyện Đức Huệ, 10 ha); Trung tâm logistics tại cảng quốc tế Long An (huyện Cần Giuộc).

Đến nay, trung tâm logistics tại xã Thanh Phú và tại Cảng quốc tế Long An đã đi vào hoạt động. Với thế mạnh này, Long An tiếp tục thu hút số lượng lớn nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia. 

Ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An cho biết, tỉnh tiếp tục kêu gọi xã hội hóa trong đầu tư hạ tầng cơ sở, đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, từ đó tạo ra điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư tốt hơn. Ngoài Khu kinh tế cửa khẩu đã đi vào hoạt động, Long An đang lập đề án trình Chính phủ xem xét xây dựng khu kinh tế ven biển với tổng diện tích trên 13.000 ha, tích hợp vào quy hoạch của Long An giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cũng theo ông Thanh: "Đây cũng là điều kiện để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư đến với Long An. Và chúng tôi cũng sẽ chọn những nhà đầu tư có những công nghệ mới, hiện đại để mà tạo cú hích cho công nghiệp Long An phát triển bền vững trong thời gian tới".

Ngay sau đại dịch COVID-19, tỉnh Long An đã thực hiện nhiều giải pháp để phục hồi kinh tế. Việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tạo ra nhiều quỹ đất sạch với giá cả cạnh tranh đã thu hút thêm nhiều nhà đầu tư đến với Long An. Sự ổn định kinh tế - xã hội, đặc biệt là hình ảnh môi trường đầu tư mới, thân thiện và giàu tiềm năng của Long An đã mang lại sự yên tâm cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. /.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp vận tải khách ở Đắk Lắk vẫn gặp khó dù đã tăng giá vé
Doanh nghiệp vận tải khách ở Đắk Lắk vẫn gặp khó dù đã tăng giá vé

VOV.VN - Hiện hầu hết các doanh nghiệp vận tải hành khách ở Đắk Lắk đã thực hiện việc điều chỉnh tăng giá vé từ 20% đến 25% so giá cũ, nhằm bù chi phí khi giá xăng, dầu tăng cao.

Doanh nghiệp vận tải khách ở Đắk Lắk vẫn gặp khó dù đã tăng giá vé

Doanh nghiệp vận tải khách ở Đắk Lắk vẫn gặp khó dù đã tăng giá vé

VOV.VN - Hiện hầu hết các doanh nghiệp vận tải hành khách ở Đắk Lắk đã thực hiện việc điều chỉnh tăng giá vé từ 20% đến 25% so giá cũ, nhằm bù chi phí khi giá xăng, dầu tăng cao.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành họp tháo gỡ khó khăn, ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu biên giới
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành họp tháo gỡ khó khăn, ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu biên giới

VOV.VN - Chiều 25/2, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì họp trực tuyến với các Bộ, địa phương liên quan về tình hình xử lý hàng hóa ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành họp tháo gỡ khó khăn, ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu biên giới

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành họp tháo gỡ khó khăn, ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu biên giới

VOV.VN - Chiều 25/2, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì họp trực tuyến với các Bộ, địa phương liên quan về tình hình xử lý hàng hóa ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Xăng dầu tăng giá khiến vận tải hành khách ở Bà Rịa Vũng Tàu gặp khó khăn
Xăng dầu tăng giá khiến vận tải hành khách ở Bà Rịa Vũng Tàu gặp khó khăn

VOV.VN - Vận tải hành khách ở Bà Rịa Vũng Tàu vừa khôi phục sau khi dịch bệnh được kiểm soát thì nay lại vướng khó khăn khi giá xăng dầu tăng mạnh. Doanh nghiệp vận tải ở địa phương này đã phải cắt giảm đầu xe để đảm bảo không thua lỗ.

Xăng dầu tăng giá khiến vận tải hành khách ở Bà Rịa Vũng Tàu gặp khó khăn

Xăng dầu tăng giá khiến vận tải hành khách ở Bà Rịa Vũng Tàu gặp khó khăn

VOV.VN - Vận tải hành khách ở Bà Rịa Vũng Tàu vừa khôi phục sau khi dịch bệnh được kiểm soát thì nay lại vướng khó khăn khi giá xăng dầu tăng mạnh. Doanh nghiệp vận tải ở địa phương này đã phải cắt giảm đầu xe để đảm bảo không thua lỗ.