Kinh tế thị trường đặt ra nhiều thách thức, nhiệm vụ mới cần giải quyết

VOV.VN - Bên cạnh những thành tựu, mặt tích cực là cơ bản trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được phát triển trong 35 năm qua vẫn còn những khuyết điểm, hạn chế và thách thức mới được coi như là những nhiệm vụ kinh tế cần giải quyết trên con đường đi lên CNXH.

Những nhiệm vụ kinh tế đó được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong khẳng định trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Việc thực hiện thành công những nhiệm vụ kinh tế vẻ vang này góp phần thực hiện thành công mô hình Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong chặng đường phát triển thênh thang.

Thành tựu, mặt tích cực là cơ bản

Từ một nước nghèo với 3/4 dân số sống dưới mức nghèo khổ, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, sau 35 năm đổi mới thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần đạt mức 3.512 USD. Việt Nam ra khỏi nhóm các nước thu nhập thấp từ năm 2008. Tốc độ tăng trưởng liên tục trung bình hàng năm khoảng 7%. Quy mô GDP không ngừng mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, Việt Nam không những bảo đảm an ninh lương thực mà còn trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới gạo và nhiều nông sản khác.

Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD.

Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỉ USD và vốn thực hiện khoảng 200 tỷ USD đến cuối năm 2020.

Xét theo quan hệ sở hữu, cơ cấu GDP có khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Chặng đường phát triển thênh thang

Thành tựu và mặt tích cực trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được Việt Nam thiết lập vững chắc, phù hợp với quy luật khách quan, xu hướng thời đại, đang cải thiện vị thế quốc tế đất nước, làm tăng đáng kể lòng tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và thuyết phục bạn bè thế giới bởi sự kiên định mục tiêu phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa được Bác Hồ kính yêu lựa chọn.

Điều đó tạo nền tảng kinh tế cơ bản, mở ra chặng đường phát triển thênh thang để nền kinh tế tự tin vận hành trong giai đoạn tiếp theo với quy mô lớn và phạm vi rộng. Tinh thần lạc quan về tương lai tươi đẹp của đất nước trong mọi tầng lớp nhân dân ngày càng nâng cao, tạo cơ sở đồng thuận vững chắc giữa ý Đảng và long dân trong công cuộc phát triển mô hình kinh tế chưa từng có trong tiền lệ.

Nguồn lực trong nước được huy động nhất là nguồn lực to lớn từ mọi tầng lớp nhân dân bằng việc cải thiện quyết liệt môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục và tạo thuận lợi cho kinh doanh và thúc đẩy khởi nghiệp.

Nguồn lực toàn cầu được thu hút hiệu quả bằng cơ chế kết nối phù hợp, quy mô lớn và phạm vi rộng thông qua ký kết hiệp định thương mại tự do và thực hiện các cam kết quốc tế. Công tác xúc tiến thu hút nguồn lực sẽ được coi trọng làm tăng sự di chuyển nguồn lực nhất là nguồn lực đổi mới sáng tạo từ các nước vào Việt Nam.

Nguồn lực phát triển gần như không bị giới hạn nếu có cơ chế thu hút phù hợp. Mục tiêu phấn đấu trở thành nước công nghiệp hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045 hoàn toàn khả thi.  

Có không ít khuyết điểm, hạn chế và thách thức mới

Đó là chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế; môi trường bị ô nhiễm tại nhiều nơi; công tác quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập.

Cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Với phương châm “nhìn thẳng sự thật và nói đúng sự thật”, tinh thần lạc quan về tương lai tươi đẹp của đất nước, các khuyết điểm, hạn chế và thách thức trong phát triển kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa có thể hiểu là những nhiệm vụ vẻ vang cần được hoàn thành trong giai đoạn mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trạng thái mới về chất của nền kinh tế sẽ là kết quả tổng hợp của việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khắc phục khuyết điểm, vượt qua hạn chế và biến thách thức thành động lực phát triển.

Giải pháp hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang trong chặng đường thênh thang

Chặng đường mới thênh thang trong tầm nhìn 25 -30 năm dựa trên nền tảng vững chắc là thảnh tựu phát triển kinh tế chưa từng có, sự thống nhất biện chứng giữa “ý Đảng” với “lòng dân”, sự đồng hành giữa chính phủ và doanh nghiệp, sự kết hợp hữu cơ giữa nhà nước và thị trường, quốc gia với quốc tế, cần thực hiện đồng thời các nhiệm vụ vẻ vang dưới lá cờ quang vinh của Đảng.

vov_lao_dong.jpg

Với nhiệm vụ cải thiện chất lượng tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh và tăng tính bền vững của nền kinh tế cần đổi mới quyết liệt mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh từ mô hình phát triển chiều rộng sang chiều sâu, lấy đổi mới sáng tạo liên tục làm nền tảng, tăng nhanh năng suất các yếu tổ tổng hợp. Đồng thời, cần đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển quyết liệt các ngành sử dụng công nghệ cao, các ngành sử dụng triệt để thành tựu cách mạng công nghiệp, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, chắt lọc kinh nghiệm phát triển kinh tế bền vững các nước để áp dụng vào Việt Nam bao gồm 4 trụ cột của bền vững là thể chế, kinh tế, xã hội và môi trường.

Với nhiệm vụ khắc phục tính thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng, cần đầu tư xây dựng quy hoạch tổng thể cơ sở hạ tầng đồng bộ, khoa học, hiện đại, kết nối mạng lưới hạ tầng khu vực, đáp ứng yêu cầu cao nhất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một nhiệm vụ lâu dài cần được thực hiện trong khoảng thời gian dài 25-30 năm để đạt tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại đầy đủ vào năm 2045. 

Cơ sở hạ tầng này bao gồm hệ thống đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường ống, hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại), hệ thống đô thị, trung tâm thương mại, trung tâm logistics, hệ thống dịch vụ ngân hàng, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí... Nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này có thể lên tới hàng ngàn tỷ USD.

Do đó, cần xây dựng cơ chế huy động và phân bổ nguồn lực tổng hợp cả nguồn ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương, nguồn nước ngoài (ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu quốc tế, vay từ các định chế tài chính quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài), nguồn từ các doanh nghiệp, nhân dân vào phát triển cơ sở hạ tầng này. Cần coi trọng phát triển thị trường vốn phục vụ nhiệm vụ này.

Với nhiệm vụ nâng cao hiệu quả và năng lực doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp nhà nước, cần khuyến khích doanh nghiệp đổi mới mô hình kinh doanh, nghiên cứu, xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp theo xu hướng phát triển của khoa học quản trị hiện đại. Coi trọng khai thác động lực cạnh tranh để điều chỉnh chiến lược doanh nghiệp và tối ưu hóa quy mô; đầu tư nghiên cứu, dự báo xu hướng thị trường để đón đầu cơ hội như cơ hội chuyển đổi số doanh nghiệp trong làn sóng só hóa toàn cầu; xây dựng chuỗi giá trị doanh nghiệp khoa học, có khả năng sáng tạo giá trị tự động và kết nối với chuỗi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các tập đoàn toàn cầu.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, cần tách sở hữu toàn dân về vốn và tài sản được nhà nước đại diện với điều hành doanh nghiệp, đẩy mạnh cổ phần hóa và khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân để có thể thay thế doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực kém hiệu quả. Mạnh dạn đầu tư phát triển thế hệ doanh nghiệp mới thông qua chiến dịch khởi nghiệp để tạo lực lượng kinh tế hùng mạnh lâu dài cho đất nước.

Với nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở nhiều nơi, cần hoàn thiện thể chế bảo vệ môi trường, xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh giáo dục ý thức và hành động bảo vệ môi trường và biến thành văn hóa bảo vệ môi trường trong toàn xã hội. Chú trọng nghiên cứu áp dụng các mô hình bảo vệ môi trường theo cách tiếp cận hiện đại như phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cụ thể hóa các mục tiêu phát triển bền vững vào trong suy nghĩ, hành động của các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp. Nghiên cứu và phát triển các mô hình mới về quản lý môi trường để phù hợp với điều kiện phát triển mới.

Với nhiệm vụ khắc phục những bất cập trong công tác quản lý, điều tiết thị trường, cần hoàn thiện đồng bộ các loại thị trường theo tiêu chuẩn đầy đủ của một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo phương châm loại bỏ những khiếm khuyết cố hữu và tối đa hóa những điểm mạnh.

Coi trọng nghiên cứu phát triển mô hình quản lý và điều tiết thị trường để thị trường phát triển lành mạnh, phát triển triển bộ công cụ và biện pháp quản lý, điều tiết thị trường khoa học, minh bạch và phù hợp với từng loại thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường khu vực, toàn cầu. Tổ chức bộ máy quản lý thị trường tinh gọn, hiệu năng và hiệu quả, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại, dựa trên các tiến bộ công nghệ mới. Tăng tình chuyên nghiệp và đạo đức kinh doanh của các chủ thể kinh doanh và chủ thể quản lý.

Với nhiệm vụ biến cạnh tranh quyết liệt trong toàn cầu hóa và hội nhập từ thách thức sang cơ hội hiện hữu cần phát triển khoa học cạnh tranh chuyên nghiệp, giảm thiểu khai thác các tác động bổ sung về nguồn lực, lợi thế, thị trường, hình thành tố chất cạnh tranh theo nguyên tắc kinh tế thị trường đối với các doanh nghiệp, các lĩnh vực, ngành và quốc gia. 

Coi trọng nghiên cứu và phát triển các công cụ, phương thức, phương pháp cạnh tranh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng thực sự trong nước để hình thành các lực lượng cạnh tranh là các tập đoàn kinh tế hùng mạnh toàn diện, có khả năng dẫn đầu thế giới một sỗ lĩnh vực để tham gia cạnh tranh quốc tế, gia tăng số lượng tỷ phú người Việt Nam trong danh sách tỷ phú thế giới. Giảm thiểu khu vực, lĩnh vực, ngành, doanh nghiệp và các giao dịch phi thị trường, làm giảm thiểu hay thủ tiêu cạnh tranh. Cần có giải pháp kết hợp hiệu quả cạnh tranh và hợp tác để giảm thiểu sự lãng phí do cạnh tranh thiếu chuyên nghiệp, thúc đẩy cạnh tranh đổi mới sáng tạo và tối ưu hóa phân bổ và sử dụng nguồn lực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không chờ đến khi kinh tế phát triển mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Không chờ đến khi kinh tế phát triển mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

VOV.VN - Gắn kinh tế với xã hội là một trong những thuộc tính quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, ở đó tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng chính sách.

Không chờ đến khi kinh tế phát triển mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Không chờ đến khi kinh tế phát triển mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

VOV.VN - Gắn kinh tế với xã hội là một trong những thuộc tính quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, ở đó tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng chính sách.

Thủ tướng: Phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội
Thủ tướng: Phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu Bộ phải thực hiện bằng được quan điểm phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, không chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần…

Thủ tướng: Phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội

Thủ tướng: Phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu Bộ phải thực hiện bằng được quan điểm phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, không chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần…

Vân Phong phải trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế biển
Vân Phong phải trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế biển

VOV.VN - Theo ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Khu kinh tế Vân Phong với những ưu thế vượt trội mà không có địa phương nào trên cả nước có được, nếu có cách làm đúng sẽ hoàn toàn có thể tạo được bước đột phá trong phát triển của tỉnh Khánh Hoà thời gian tới.

Vân Phong phải trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế biển

Vân Phong phải trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế biển

VOV.VN - Theo ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Khu kinh tế Vân Phong với những ưu thế vượt trội mà không có địa phương nào trên cả nước có được, nếu có cách làm đúng sẽ hoàn toàn có thể tạo được bước đột phá trong phát triển của tỉnh Khánh Hoà thời gian tới.

Tháng 8 công bố "Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số Việt Nam"
Tháng 8 công bố "Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số Việt Nam"

VOV.VN - Việc xây dựng và sớm ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số để huy động nguồn lực là vô cùng thiết thực.

Tháng 8 công bố "Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số Việt Nam"

Tháng 8 công bố "Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số Việt Nam"

VOV.VN - Việc xây dựng và sớm ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số để huy động nguồn lực là vô cùng thiết thực.