Kinh tế Việt có những tín hiệu tươi sáng đầu năm mới

VOV.VN - Năm 2024, kinh tế Việt Nam cũng đã có một sự khởi đầu tốt đẹp với những tín hiệu tích cực trong những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024. Qua những số liệu thống kê và phân tích của các chuyên gia, chúng ta sẽ nhìn nhận bức tranh kinh tế đầu năm với những mảng màu tươi sáng.

 

Bước sang năm 2024, kinh tế toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục nổi lên một số xu hướng đáng chú ý như: kinh tế thế giới vẫn trong giai đoạn chuyển đổi sâu sắc, mang tính bước ngoặt. Tính bất định, bất ổn, bất trắc trong năm 2024 sẽ tiếp tục gia tăng với hơn nhiều cuộc bầu cử diễn ra tại nhiều quốc gia, dự báo kéo theo nhiều điều chỉnh chính sách kinh tế đáng chú ý… 

Trong bối cảnh đó, ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Quốc hội, Chính phủ đã khẳng định quyết tâm phục hồi nền kinh tế thông qua việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô:

"Chính phủ đề ra nhiều giải pháp nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024, trong đó nhấn mạnh 4 nhóm giải pháp lớn, gồm: đổi mới sáng tạo, Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững; hoàn thiện thể chế, nhất là về phát triển năng lượng xanh bao gồm cả an ninh năng lượng và chuyển đổi năng lượng; tiếp tục thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo phát triển; tập trung vào công tác đào tạo nguồn nhân lực; thu hút đầu tư, nhất là đầu tư FDI".

Có thể nói, trước những thách thức chung của thế giới, Việt Nam đã có những điểm sáng nổi bật ngay từ tháng đầu năm nay phải kể đến là sản xuất công nghiệp, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 19,3% so với cùng kỳ 2023. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái tăng ở 60 địa phương và giảm ở 3 địa phương trên cả nước. Cả nước có 13,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2024 ước đạt 524,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 8,1% so với cùng kỳ 2023. Điểm đáng chú ý là vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng đầu năm nay ước đạt 31,1 nghìn tỷ đồng tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tiến sỹ, chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình nhận định: "Về đầu tư tư nhân đã có sự cải thiện rất đáng kể, đó là phần cầu rất quan trọng của nền kinh tế. Giải ngân vốn đầu tư công cũng gia tăng cũng là điểm sáng, giúp tăng cầu đầu tư, tăng cầu của Chính phủ. Đây là điểm sáng cần chú ý để thấy rằng, có những yếu tố để chúng ta kỳ vọng vào năm 2024 tốt đẹp hơn".

Năm 2023, một trong những khó khăn của doanh nghiệp thường được đề cập đến là vấn đề tiếp cận nguồn lực về vốn, tài chính. Sang năm 2024, nhiều chuyên gia nhận định áp lực về chính sách tiền tệ sẽ giảm đi, đỡ hơn cho ngành ngân hàng.

Nhằm giúp nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng, bà Bùi Thuý Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, định hướng chính sách tiền tệ năm 2024 là tập trung mở rộng khả năng hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp phục hồi, chớp cơ hội phát triển mới trong năm nay.

"Ngân hàng Nhà nước cũng đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 là 15% - Mục tiêu này có điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với diễn biến thị trường. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các giải pháp về điều hành tín dụng, chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng dòng vốn vào ngành sản xuất; các lĩnh vực tạo động lực cho nền kinh tế. Cùng với đó, đơn giản hoá thủ tục vay vốn, tăng khả năng tiếp cận vốn đối với người dân và doanh nghiệp" - bà Hằng cho biết thêm.

Với việc chính sách tiền tệ hiện đang tập trung vào giảm lãi suất cho vay và gỡ bỏ những rào cản chưa phù hợp trong việc tiếp cận vốn tín dụng, đồng thời tăng cường giám sát và quản trị rủi ro hệ thống. Đây sẽ là những "liều thuốc" trợ lực cần thiết giúp người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, tạo ra sự bứt phá cho nền kinh tế.

Đồng thời, việc kéo dài thêm thời hạn cho một số chính sách hỗ trợ tài khoá cũng sẽ giúp doanh nghiệp phục hồi phát triển.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cơ quan đại diện cộng đồng doanh nghiệp nhìn nhận: "Chính sách giảm thuế, phí được các doanh nghiệp đánh giá rất cao. Bởi nhóm chính sách này đi nhanh vào thực tế, thường không phải qua các khâu triển khai, thực hiện - vốn mất nhiều thời gian, thậm chí có thể không hiệu quả. Thứ hai là mang lại lợi ích trực tiếp, theo ngôn ngữ dân dã là "tiền tươi, thóc thật" nên doanh nghiệp tiếp cận rất dễ dàng, công bằng, minh bạch".

Gần đây, các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều dự báo lạc quan về nền kinh tế Việt Nam năm 2024. Hầu hết các dự báo cho rằng, tăng trưởng của nước ta sẽ đạt trên 6%. Sự khởi đầu tốt đẹp với những tín hiệu tích cực trong những ngày đầu, tháng đầu của năm đã củng cố niềm tin của các tổ chức quốc tế vào sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Lan tỏa hơn nữa tư duy kinh tế trong nông nghiệp
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Lan tỏa hơn nữa tư duy kinh tế trong nông nghiệp

VOV.VN - Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong và ngoài nước diễn biến khó lường, ngành nông nghiệp kết thúc năm 2023 với nhiều dấu ấn thành công, đặc biệt tư duy kinh tế và tư duy thị trường nông nghiệp tiếp tục được mở rộng.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Lan tỏa hơn nữa tư duy kinh tế trong nông nghiệp

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Lan tỏa hơn nữa tư duy kinh tế trong nông nghiệp

VOV.VN - Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong và ngoài nước diễn biến khó lường, ngành nông nghiệp kết thúc năm 2023 với nhiều dấu ấn thành công, đặc biệt tư duy kinh tế và tư duy thị trường nông nghiệp tiếp tục được mở rộng.

3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP.HCM trong quý 1 năm 2024
3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP.HCM trong quý 1 năm 2024

VOV.VN - Tại phiên họp tình hình, kết quả KT – XH tháng 1, nhiệm vụ giải pháp tháng 2 năm 2024 của TP.HCM diễn ra sáng nay (1/2) Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong quý 1 của TP.HCM.

3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP.HCM trong quý 1 năm 2024

3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP.HCM trong quý 1 năm 2024

VOV.VN - Tại phiên họp tình hình, kết quả KT – XH tháng 1, nhiệm vụ giải pháp tháng 2 năm 2024 của TP.HCM diễn ra sáng nay (1/2) Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong quý 1 của TP.HCM.

Vì sao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ?
Vì sao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ?

VOV.VN - Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng năm 2023, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh vẫn đạt 8,05%, xếp thứ 15 cả nước và cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ. Tổng sản phẩm trên địa bàn đạt gần 100.000 tỷ đồng, xếp thứ 33 cả nước. Vậy, đâu là những yếu tố giúp Hà Tĩnh “vượt qua chính mình”, trong bối cảnh không ít địa phương “rơi vào” mức tăng trưởng âm?

Vì sao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ?

Vì sao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ?

VOV.VN - Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng năm 2023, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh vẫn đạt 8,05%, xếp thứ 15 cả nước và cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ. Tổng sản phẩm trên địa bàn đạt gần 100.000 tỷ đồng, xếp thứ 33 cả nước. Vậy, đâu là những yếu tố giúp Hà Tĩnh “vượt qua chính mình”, trong bối cảnh không ít địa phương “rơi vào” mức tăng trưởng âm?

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% trong năm 2023
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% trong năm 2023

VOV.VN - Đúng như tiết lộ trước đó của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đạt mục tiêu cả năm với tốc độ tăng trưởng ghi nhận ở mức 5,2%.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% trong năm 2023

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% trong năm 2023

VOV.VN - Đúng như tiết lộ trước đó của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đạt mục tiêu cả năm với tốc độ tăng trưởng ghi nhận ở mức 5,2%.