Kinh tế Việt Nam tăng nội lực để ứng phó các "cơn gió ngược" bất ngờ

VOV.VN - GDP quý 1 tăng 3,28%, quý 2 tăng 4,05%, quý 3 tăng 5,33%; tính chung 9 tháng tăng 4,24% - không phải ngẫu nhiên, nhiều định chế, tổ chức quốc tế uy tín nhận định, kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xám màu của kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, những điểm sáng này cần được nhìn nhận rõ hơn, bao gồm cả “những giá trị vô hình, trong nỗ lực của toàn hệ thống chính trị”. Thông tin này được các chuyên gia trong nước và quốc tế phân tích tại Tọa đàm “Kinh tế Việt Nam – Vượt những cơn gió ngược”, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cập nhật những thông tin tổng quan toàn diện về sự phục hồi của nền kinh tế trong bối cảnh nước ta đã và đang phải vượt những "cơn gió ngược" do tác động của kinh tế quốc tế, khẳng định sự linh hoạt, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương duy trì đà phục hồi và phát triển kinh tế.

“Chúng ta nhìn thấy các động lực tăng trưởng tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Nhờ sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị để chúng ta ứng phó với những cơn gió ngược, từ lạm phát toàn cầu đến những thay đổi trong chính sách tài khóa tiền tệ của các nước lớn… Chúng tôi đánh giá cao những điều hành của ngân hàng nhà nước trong ứng phó điều hành tiền tệ, tỉ giá - đảm bảo thanh khoản toàn hệ thống; thứ 2 là điều hành lạm phát, giá cả thuận lợi cho tăng trưởng. Thứ 3 là đầu tư công, thách thức giải ngân lớn, nhưng dến nay đây là động lực rất quan trọng cho nền kinh tế với 9 tháng đạt hơn 50%, trong nhiều năm chúng ta mới đạt được” - Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

0510_kinh_te_20231005173412.jpg

Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Đại biểu QH khóa 15, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhất trí các điểm nhấn – điểm sáng ấn tượng Thứ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư vừa nêu, đồng thời khẳng định,tín hiệu tích cực cho nền kinh tế còn đến từ những nỗ lực chưa thể và không thể đong đếm được bằng những con số cụ thể - chính là những giá trị vô hình.

“Thứ nhất, kết quả đạt được phải tính đến nỗ lực, nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả tăng trưởng, Quốc hội đã ban hành nhiều chính sách cả bằng thể chế, bằng tiền như miễn thuế, gia hạn, hoặc kéo dài các nghĩa vụ tài chính khoảng 150.000 tỷ đồng. Thứ 2, nỗ lực của Chính phủ, người dân, cộng đồng để giảm bớt những khó khăn và tăng trưởng được. Đơn cử như các chỉ đạo dể giảm chi phí cho doanh nghiệp, điều hành chính sách tiến tệ… Đó là những nỗ lực cần ghi nhận, không phải là những con số” - chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu nói.

So sánh nỗ lực phục hồi, tăng trưởng của các quốc gia khác, PGS.TS Vũ Minh Khương – Giảng viên cao cấp trường chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore cho rằng: “Quan trọng là tâm thế chuẩn bị cho những cơn gió ngược. Việt Nam đang có những tín hiệu tích cực trong vấn đề này”.

“Niềm tin với môi trường kinh tế, thực lực kinh tế Việt Nam tăng lên mạnh mẽ: thứ nhất là điều hành của Chính phủ, truyền lửa và cam kết của Chính phủ, tác động đến cả các ông lớn như Samsung, Intel, trong đó tôi đánh giá cao Bộ KHĐT đã yểm trợ Thủ tướng rất tốt, bằng chứng là FĐI Việt Nam tăng lên. Điểm nữa là xuất khẩu gạo – rất bản lĩnh, không chỉ vì mình mà còn vì cả thế giới. Về điều hành vĩ mô, trong bối cảnh còn nhiều rủi ro mà điều hành tỉ giá lên – xuống rất tốt. Sự điều hành của Chính Phủ giúp tâm thế của các địa phương tăng lên rất mạnh” - PGS.TS Vũ Minh Khương đánh giá.

Từ nhận định của các chuyên gia và từ khảo sát-phân tích khoa học của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam cho rằng, năm nay, Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng kỳ vọng hoặc tối thiểu 5,8% theo nhận định của ADB nếu thực sự cố gắng – trên nền tảng sẵn có và không gặp phải những biến động bất thường từ kinh tế quốc tế.

“Mục tiêu chính phủ đặt ra – GDP năm nay hoàn toàn có thể đạt được – kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực nhờ kiểm soát lạm phát tốt, tôc độ tăng trưởng đang lấy lại đà, du lịch dịch vụ đang khôi phục, FDI ổn định, nông nghiệp tốt, Đây là lí do chúng tôi cho rằng GDP dự báo của ADB hoàn toàn có thể đạt được, trong bối cảnh chúng tôi cho rằng tiêu dùng trong nước được đẩy mạnh trong 3 tháng còn lại của năm. Nếu thúc đẩy được đầu tư công, các hoạt động sản xuất, chế tạo… sẽ là động lực giúp tăng trưởng” - ông Shantanu Chakraborty cho biết.

Trong bối cảnh hầu hết các nước được các định chế tài chính quốc tế dự báo giảm tăng trưởng thì Việt Nam – dù khả năng cao GDP khó đạt mức 6,5% cả năm nay, vẫn có thể đạt mức khá tốt – sẽ được coi là những điểm sáng hiếm hoi bên cạnh các nước như Brunei, Indonesia, Thái Lan…

Tuy nhiên, để đạt được điều đó, các chuyên gia cho rằng, điều hành kinh tế vĩ mô phải tiếp tục thận trọng – linh hoạt, cải cách thế chế vẫn là nhiệm vụ cần thúc đẩy; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục phải cải thiện hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhiều hơn; cùng với đó là các giải pháp nền tảng- tác động tích cực an sinh xã hội, tăng cường nội lực cho toàn nền kinh tế, để đủ sức chống chịu với những “cơn gió ngược”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

IMF: Kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh sau đại dịch
IMF: Kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh sau đại dịch

VOV.VN - Ban Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 27/9 đã ra thông cáo báo chí công bố kết luận về Đợt Tham vấn Điều IV của Điều lệ Quỹ với Việt Nam. Báo cáo của Đoàn tham vấn Điều IV luôn là một trong những thông tin đầu vào quan trọng đối với công tác hoạch định, thực thi chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành của Việt Nam.

IMF: Kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh sau đại dịch

IMF: Kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh sau đại dịch

VOV.VN - Ban Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 27/9 đã ra thông cáo báo chí công bố kết luận về Đợt Tham vấn Điều IV của Điều lệ Quỹ với Việt Nam. Báo cáo của Đoàn tham vấn Điều IV luôn là một trong những thông tin đầu vào quan trọng đối với công tác hoạch định, thực thi chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành của Việt Nam.

ADB: Mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam ước đạt 5,8% năm 2023
ADB: Mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam ước đạt 5,8% năm 2023

VOV.VN - Chủ động đưa ra những biện pháp ứng phó cần thiết và phù hợp với những biến động khu vực và thế giới. Đây là động lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức 5.8% trong năm nay. Đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) trong buổi họp báo Cập nhật Triển vọng kinh tế Việt Nam diễn ra sáng nay 27/9, tại Hà Nội.

ADB: Mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam ước đạt 5,8% năm 2023

ADB: Mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam ước đạt 5,8% năm 2023

VOV.VN - Chủ động đưa ra những biện pháp ứng phó cần thiết và phù hợp với những biến động khu vực và thế giới. Đây là động lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức 5.8% trong năm nay. Đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) trong buổi họp báo Cập nhật Triển vọng kinh tế Việt Nam diễn ra sáng nay 27/9, tại Hà Nội.

Hoàn thiện thể chế hợp tác phát triển kinh tế số giữa Việt Nam-Lào-Campuchia
Hoàn thiện thể chế hợp tác phát triển kinh tế số giữa Việt Nam-Lào-Campuchia

VOV.VN - "Việt Nam-Lào-Campuchia cần hoàn thiện thể chế hợp tác phát triển kinh tế số" là ý kiến của đại biểu tại Hội thảo quốc tế với chủ đề “Hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam, Lào, Campuchia trong bối cảnh kinh tế số” khai mạc sáng 20/9, do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) tổ chức.

Hoàn thiện thể chế hợp tác phát triển kinh tế số giữa Việt Nam-Lào-Campuchia

Hoàn thiện thể chế hợp tác phát triển kinh tế số giữa Việt Nam-Lào-Campuchia

VOV.VN - "Việt Nam-Lào-Campuchia cần hoàn thiện thể chế hợp tác phát triển kinh tế số" là ý kiến của đại biểu tại Hội thảo quốc tế với chủ đề “Hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam, Lào, Campuchia trong bối cảnh kinh tế số” khai mạc sáng 20/9, do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) tổ chức.