Lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương

VOV.VN-Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh làm Trưởng ban Chỉ đạo.

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.

Theo Quyết định này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh làm Trưởng ban Chỉ đạo. Có 3 Phó Trưởng ban Chỉ đạo gồm: Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Phó Trưởng ban thường trực); Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cùng với đó, các ủy viên ban Chỉ đạo gồm Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Quốc phòng, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, 1 Thứ trưởng Bộ Nội vụ, 1 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 1 Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Mời đại diện Lãnh đạo cơ quan ở Trung ương tham gia Ban Chỉ đạo, gồm: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Về nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, Quyết định nêu rõ: Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng và đôn đốc triển khai thực hiện các đề án: Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp; cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; cải cách chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan nghiên cứu các chính sách kinh tế - xã hội có liên quan đến chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công với cách mạng theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.

Ban Chỉ đạo cũng sẽ giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công với cách mạng; đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập và cơ chế tạo nguồn cho cải cách tiền lương; đề xuất các biện pháp để xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công với cách mạng.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 04/11/2013, thay thế Quyết định số 858 ngày 9/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương Nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập
Điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập

Quy định được áp dụng đối với 2 đối tượng người lao động, đó là người lao động đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia BHXH

Điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập

Điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập

Quy định được áp dụng đối với 2 đối tượng người lao động, đó là người lao động đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia BHXH

Tìm nguồn nào cho cải cách tiền lương?
Tìm nguồn nào cho cải cách tiền lương?

Ngoài việc tăng các loại giá dịch vụ công, giải pháp được đưa ra để tăng nguồn cho cải cách tiền lương là giảm các loại phụ cấp, chế độ.

Tìm nguồn nào cho cải cách tiền lương?

Tìm nguồn nào cho cải cách tiền lương?

Ngoài việc tăng các loại giá dịch vụ công, giải pháp được đưa ra để tăng nguồn cho cải cách tiền lương là giảm các loại phụ cấp, chế độ.

Đề xuất mức tiền lương tối thiểu tăng hơn 30%
Đề xuất mức tiền lương tối thiểu tăng hơn 30%

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất hai phương án tăng mức lương tối thiểu năm 2014 đáp ứng 75-84% nhu cầu sống tối thiểu.

Đề xuất mức tiền lương tối thiểu tăng hơn 30%

Đề xuất mức tiền lương tối thiểu tăng hơn 30%

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất hai phương án tăng mức lương tối thiểu năm 2014 đáp ứng 75-84% nhu cầu sống tối thiểu.

Ưu tiên chống lạm phát và cải cách tiền lương
Ưu tiên chống lạm phát và cải cách tiền lương

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định như vậy khi tiếp xúc cử tri quận 4 TP HCM.

Ưu tiên chống lạm phát và cải cách tiền lương

Ưu tiên chống lạm phát và cải cách tiền lương

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định như vậy khi tiếp xúc cử tri quận 4 TP HCM.

"Tiền lương luôn chạy theo nhu cầu sống tối thiểu"
"Tiền lương luôn chạy theo nhu cầu sống tối thiểu"

(VOV) -Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội cho biết điều này khi đề cập chính sách tiền lương tối thiểu.

"Tiền lương luôn chạy theo nhu cầu sống tối thiểu"

"Tiền lương luôn chạy theo nhu cầu sống tối thiểu"

(VOV) -Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội cho biết điều này khi đề cập chính sách tiền lương tối thiểu.

Tiền lương khu vực tư chỉ đáp ứng 60% nhu cầu sống tối thiểu
Tiền lương khu vực tư chỉ đáp ứng 60% nhu cầu sống tối thiểu

(VOV) -Lương của cán bộ bán chuyên trách cấp thôn, xã quá thấp, không phù hợp với đời sống thực tế hiện nay.

Tiền lương khu vực tư chỉ đáp ứng 60% nhu cầu sống tối thiểu

Tiền lương khu vực tư chỉ đáp ứng 60% nhu cầu sống tối thiểu

(VOV) -Lương của cán bộ bán chuyên trách cấp thôn, xã quá thấp, không phù hợp với đời sống thực tế hiện nay.

Hội đồng Tiền lương Quốc gia chính thức ra mắt
Hội đồng Tiền lương Quốc gia chính thức ra mắt

VOV.VN - Hội đồng thực hiện chức năng tư vấn cho Chính phủ tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương.

Hội đồng Tiền lương Quốc gia chính thức ra mắt

Hội đồng Tiền lương Quốc gia chính thức ra mắt

VOV.VN - Hội đồng thực hiện chức năng tư vấn cho Chính phủ tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương.

Góc nhìn khác về điều chỉnh tiền lương
Góc nhìn khác về điều chỉnh tiền lương

(VOV) -Chất lượng đội ngũ cán bộ và thực thi công vụ không được chấn chỉnh, nâng cao mà vẫn tăng lương là lãng phí.

Góc nhìn khác về điều chỉnh tiền lương

Góc nhìn khác về điều chỉnh tiền lương

(VOV) -Chất lượng đội ngũ cán bộ và thực thi công vụ không được chấn chỉnh, nâng cao mà vẫn tăng lương là lãng phí.