Liên kết tiểu vùng Nam Trung bộ còn rời rạc

VOV.VN - Tiểu vùng duyên hải Nam Trung bộ gồm 4 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, dân số gần 4 triệu người. Thời gian qua, việc liên kết giữa các địa phương này còn lỏng lẻo, thiếu vai trò dẫn dắt của Nhà nước.

Hiện các địa phương này đang đẩy mạnh liên kết để tạo sức mạnh tổng hợp, cùng nhau phát triển.

10 năm nay, rong nho từ Nhật Bản du nhập vào vùng ven biển Nam Trung bộ trở thành cây trồng chủ lực trên biển của nhiều hộ dân. Ông Nguyễn Quang Duy, Giám đốc Công ty D&T, ở thành phố Nha Trang đã liên kết với gần 100 hộ dân tại các vùng biển thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên), thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) và huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) để trồng rong nho. Đây là vùng biển thuận lợi cho sản phẩm rong nho có chất lượng không thua kém Nhật Bản.

Ông Nguyễn Quang Duy cho biết, ngoài liên kết với nông dân, doanh nghiệp còn liên kết với các Viện Nghiên cứu thủy sản để chuyển giao các công nghệ trồng, chế biển rong nho. Đến nay, doanh nghiệp và các hộ dân liên kết đã trồng gần 100 ha rong nho, sản lượng trung bình 8 tấn rong nguyên liệu/ngày.

“Dọc duyên hải miền Trung, hệ số dinh dưỡng, nước biển sâu, sạch,kín sóng, mặt biển để nuôi các đối tượng này rất dày. Nông nghiệp về rong biển sẽ phát triển bền vững. Để có một sản phẩm chất lượng và nâng cao tay nghề của người lao động, đưa công nghệ vào, nhà khoa học phải vào cuộc, tìm ra giá trị gia tăng để không phải rong nho chỉ ăn tươi, tìm ra chuỗi giá trị khác nữa” - ông Nguyễn Quang Duy nói.

4 tỉnh thuộc tiểu vùng Nam Trung bộ có nhiều điểm tương đồng về khí hậu, thổ nhưỡng nhưng sự liên kết để cùng nhau phát triển chưa rõ nét. Đến nay, 3 trong số 4 địa phương của tiểu vùng vẫn chưa tự cân đối được ngân sách, quy mô kinh tế còn nhỏ. Đặc biệt, việc liên kết vùng còn lúng túng, bị động; thiếu vai trò “Nhạc trưởng” định hướng, dẫn dắt của Nhà nước. Lợi thế quy mô của nhiều ngành, lĩnh vực chưa được phát huy.

Ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết, tiểu vùng Nam Trung bộ có nhiều tiềm năng về kinh tế biển lại có vùng Tây Nguyên rộng lớn ở phía sau, nếu có cơ chế chính sách phù hợp sẽ tạo sự bứt phá mạnh mẽ. Tỉnh Khánh Hòa sẽ chủ động làm việc với các địa phương trong tiểu vùng để xác định những lĩnh vực trọng tâm cùng hợp tác phát triển.

“Đề xuất Trung ương nên tính toán cơ chế vùng thực chất và hiệu quả, cần có cơ chế quản lý đủ thẩm quyền. Phải xác định được những lĩnh vực, ngành nghề, nội dung hợp tác để tương hỗ, cộng hưởng để phát triển giữa các địa phương trong tiểu vùng. Nhưng bảo đảm trong định hướng chung, có tầm nhìn quốc gia và quốc tế” - ông Nguyễn Hải Ninh đề nghị.

Theo ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bên cạnh việc bổ sung các chính sách về liên kết vùng, các địa phương trong tiểu vùng cần xác định tiềm năng, lợi thế của từng địa phương để liên kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp. Ông Trần Duy Đông cho biết, thời gian đến, Trung ương sẽ phê duyệt quy hoạch vùng có sự tích hợp phân bổ không gian các ngành, lĩnh vực lớn, trong đó sẽ chỉ rõ các tiềm năng, lợi thế của từng tiểu vùng để làm cơ sở cho các địa phương xây dựng quy hoạch tỉnh.

“Tiểu vùng Nam Trung bộ hiện nay, phải xác định được tiềm năng, lợi thế từng địa phương là gì? Liên kết lại tạo thành sức mạnh tổng hợp chứ không cạnh tranh lẫn nhau. Ninh Thuận có thể phát triển thành năng lượng tái tạo như điện gió, điện ngoài khơi, điện mặt trời. Bình Thuận thì phát triển du lịch biển. Nhưng mà Khánh Hòa phải xác định là trung tâm của tiểu vùng này, là thành phố trực thuộc trung ương, động lực của toàn vùng, tính chất rất khác biệt. Những điều phối hoạt động, phân bổ nguồn lực hợp lý để phát triển tổng hợp” - ông Trần Duy Đông nói.

Nguyên nhân dẫn đến liên kết vùng, tiểu vùng chưa thực sự hiệu quả trong thời gian qua là thiếu những hành lang pháp lý. Mặt khác, công tác tổ chức, cơ chế liên kết chưa đủ mạnh, việc liên kết mới dừng lại ở cam kết và mang tính tự nguyện.

Tại cuộc Tọa đàm "Liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trong bối cảnh mới", do Ban Kinh tế Trung ương vừa tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, liên kết tiểu vùng và vùng bước đầu đã giải quyết được một số mâu thuẫn giữa các địa phương trong vùng về thu hút đầu tư, xử lý tài nguyên môi trường, các vấn đề xã hội. Các địa phương đã phối hợp trong đề xuất chính sách dự án vùng, liên kết vùng, góp phần thu hút và khai thác các nguồn lực cho phát triển của địa phương và vùng thông qua các hội nghị vùng, hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại của vùng.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh khẳng định, để việc liên kết, hợp tác có hiệu quả, cần phải có những bước đi mạnh dạn hơn nữa trong cơ chế điều phối liên kết; Trong đó, vai trò của Nhà nước phải như "người nhạc trưởng" với công cụ quy hoạch và các cơ chế chính sách trong quản lý và phân bổ nguồn lực.

“Câu chuyện liên kết trong bối cảnh chúng ta hội nhập quốc tế và sâu rộng, hàng loạt hiệp định thương mại tự do. Thế thì, vai trò của tiểu vùng ở đây trong liên kết như thế nào? Nhất là đối với cửa ngõ cho lên Tây Nguyên, còn theo hành lang kinh tế Đông- Tây, đi sâu vào các nước ở bên trong lục địa. Vai trò của chúng ta trong bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh kinh tế trong bối cảnh hội nhập” - ông Trần Tuấn Anh yêu cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL
Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL

VOV.VN - Các tỉnh ĐBSCL đang tìm cách liên kết để phát triển bền vững tiểu vùng Duyên hải phía Đông.

Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL

Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL

VOV.VN - Các tỉnh ĐBSCL đang tìm cách liên kết để phát triển bền vững tiểu vùng Duyên hải phía Đông.

Liên kết - mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững
Liên kết - mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững

VOV.VN-Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, liên kết chính là mục tiêu của nền nông nghiệp bền vững, không phải dựa trên qui mô lớn hay nhỏ.

Liên kết - mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững

Liên kết - mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững

VOV.VN-Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, liên kết chính là mục tiêu của nền nông nghiệp bền vững, không phải dựa trên qui mô lớn hay nhỏ.

Liên kết vùng ĐBSCL tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản
Liên kết vùng ĐBSCL tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản

VOV.VN -Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ lấy ký kiến đóng góp các nhà khoa học hoàn thiện Đề án liên kết các sản phẩm chủ lực ĐBSCL.

Liên kết vùng ĐBSCL tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản

Liên kết vùng ĐBSCL tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản

VOV.VN -Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ lấy ký kiến đóng góp các nhà khoa học hoàn thiện Đề án liên kết các sản phẩm chủ lực ĐBSCL.