Long An hiện thực hóa mục tiêu đưa các huyện trọng điểm lên đô thị loại III

VOV.VN - Với mục tiêu đưa các huyện trọng điểm lên đô thị loại III, việc tập trung định hướng lại không gian và phân vùng chức năng cụ thể được Long An xem là vấn đề mang tính chiến lược dài hạn.

 

Long An là tỉnh duy nhất của miền Tây giáp TP.HCM, là cửa ngõ quan trọng kết nối giao thương của các tỉnh khu vực Nam Bộ. Với mục tiêu đưa các huyện trọng điểm lên đô thị loại III, việc tập trung định hướng lại không gian và phân vùng chức năng cụ thể được Long An xem là vấn đề mang tính chiến lược dài hạn.

Trong đó, việc nâng cấp mở rộng không gian đô thị kết hợp với không gian phát triển kinh tế một cách hài hòa giữa các khu đô thị, khu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - thương mại đang giúp Long An tiếp tục thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn.

“Cấp tập” quy hoạch vùng lõi đô thị

Trong tất cả các huyện, thành phố, thị xã ở Long An, huyện Đức Hoà có nhiều lợi thế khi giáp 3 huyện của TP.HCM, gồm: Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn. Huyện Đức Hoà sở hữu 20 cụm công nghiệp, 13 khu công nghiệp lớn nhất Long An - chiếm hơn 50% toàn tỉnh; đóng góp thu ngân sách cao nhất tỉnh, đạt 1.180 tỷ đồng năm 2021.

Chỉ tính 8 tháng năm 2022, nguồn thu của huyện đạt gần 1.000 tỉ đồng. Theo quy hoạch chung đến năm 2025, Đức Hòa sẽ trở thành Đô thị loại III và TP trực thuộc tỉnh. Tuy nhiên, huyện đang đối mặt với những vấn đề cấp bách liên quan đến mở rộng hạ tầng đô thị, giao thông để tăng tính liên kết vùng.

Ông Lê Thành Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đức Hòa cho biết, địa phương đang triển khai tuyến giao thông Tây Bắc - kết nối từ huyện Bình Chánh (TP.HCM) đến vòng xoay quốc lộ N2 (Long An), cùng một số tuyến khác như: ĐT 822B kết nối vùng đệm, vùng biên giới Đức Huệ; đường Hồ Chí Minh; đường Vành đai 4...

Năm 2025, Đức Hoà sẽ tập trung các dự án trọng điểm nhằm điều phối dân số, hạ tầng đô thị theo hướng công nghiệp, dân cư, đô thị, thương mại dịch vụ và nông nghiệp.

Theo ông Lê Thành Phong, quá trình lên thành phố sẽ có những điều chỉnh nhất định và huyện đang điều chỉnh quy họach chung từ cấp xã đến huyện để tích hợp vào quy hoạch của tỉnh Long An.

"Về định hướng phát triển, chúng tôi xác định lõi đô thị của Đức Hòa, quy mô đô thị sẽ tính từ thị trấn Đức Hòa đến thị trấn Hiệp Hòa và kết nối với những đô thị của xã Tân Mỹ... Hiện khu đô thị mới này vừa được Thủ tướng phê duyệt. Địa phương đang triển khai một số đồ án cho mục tiêu này và tập trung thực hiện để kịp tiến độ lên TP vào năm 2025" - ông Phong cho biết.

Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Long An, huyện Cần Giuộc cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị, khi phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ của TP.HCM; phía Tây Bắc giáp huyện Bến Lức, phía Nam và phía Tây Nam giáp huyện Cần Đước. Cần Giuộc được chú ý bởi sở hữu diện tích lớn và ôm trọn khu Nam TP. HCM.

Trên địa bàn huyện cũng có nhiều khu công nghiệp lớn: Long Hậu, Tân Kim, Nam Tân Lập, Bắc Tân Lập, kéo theo các dự án đô thị vệ tinh phát triển tại khu vực này. Nhiều năm qua, với tốc độ đô thị hóa nhanh, Cần Giuộc trở thành điểm đến thu hút nhiều dự án lớn của tỉnh Long An, với gần 30 dự án quy mô từ 10 - 420 ha được triển khai.

Theo ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc, nhiều dự án giao thông quan trọng trên địa bàn đã được hoàn thành, tăng kết nối các  đô thị và giữa các khu công nghiệp với tuyến Cảng Quốc tế Long An, kỳ vọng đưa huyện sớm trở thành TP cảng – đô thị loại 3 vào năm 2025. 

Ông Đức cho biết thêm, một trong 6 nhiệm vụ đang được địa phương khẩn trương hoàn thành vào năm 2024 là quy hoạch lại các phường, trong đó sẽ điều chỉnh địa giới hành chính cho vùng lõi đô thị. Vấn đề quan tâm nhất hiện nay là quy hoạch một cách bài bản về hạ tầng.

"Địa phương tăng cường quản lý về đất đai, xây dựng để hạn chế hình thành các khu dân cư tập trung mà hạ tầng không đảm bảo. Hiện nay tỉnh cũng chỉ đạo mà huyện cũng thực hiện rất nghiêm vấn đề này không có cho phát sinh mới. Khu vực tiếp giáp TP.HCM là phải hình thành những khu đô thị hiện đại và hạ tầng phải cơ bản, tránh hình thành các khu dân cư “nhếch nhác” sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển đô thị chung" - ông Đức nêu rõ.

Mở rộng đô thị trong hành lang chiến lược phía Đông

Theo UBND tỉnh Long An, địa phương tiếp tục giữ định hướng phân thành ba vùng quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để phát triển kinh tế - xã hội. Long An còn định hướng phát triển ba vùng đô thị (vùng đô thị phía Đông, vùng đô thị phía Tây, vùng đô thị phía Bắc) và sáu trục động lực. Trong đó sẽ hình thành một trung tâm chính trị - hành chính tại TP Tân An; hai hành lang chiến lược phía Đông, phía Nam để phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và một vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nằm trong hành lang chiến lược phía Đông, huyện Cần Đước cũng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III, với quy mô sẽ mở rộng thị trấn hiện hữu phát triển thêm 3.000ha thuộc hai xã Tân Ân và Phước Tuy. Hiện huyện Cần Đước, tỉnh Long An đang tập trung thu hút đầu tư cho những khu đô thị sinh thái ven sông Vàm Cỏ và Vàm Cỏ Đông, đây là một trong những vị trí nằm trong chủ trương mở rộng đô thị thị trấn Cần Đước; Quy hoạch Khu kinh tế và khu đô thị du lịch sinh thái tại hai xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây kết nối với đô thị Cần Đước.

Để giúp đô thị trong hành lang chiến lược phía Đông phát triển toàn diện đúng với quy hoạch vùng phát triển công nghiệp, đô thị và thương mại - dịch vụ của tỉnh, ông Huỳnh Văn Quang Hùng, Chủ tịch UBND huyện Cần Đước, cho biết: tỉnh Long An đang triển khai tuyến trục động lực TP.HCM – Long An – Tiền Giang và hoàn thiện một số tuyến đường tỉnh khác kết nối với các khu đô thị dự kiến được mở rộng... là điều kiện thuận lợi để giúp kinh tế vùng phát triển mạnh mẻ hơn. Để mở rộng được không gian đô thị và không gian phát triển kinh tế, trước mắt là tập trung huy động nguồn vốn và nhà đầu tư.

Cũng theo ông Hùng: "Khó khăn lớn nhất là về nguồn vốn đầu tư, từ các nguồn mà huyện nỗ lực huy động kết hợp với nguồn vốn sẵn có, nhất là huyện tập trung khai thác quỹ đất tạo nguồn vốn để đầu tư phát triển, đầu tư cho kết cấu hạ tầng... Từ đó phát triển đô thị cho xứng tầm đối với đô thị loại III, xứng đáng là huyện trọng điểm của Long An".

Những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của Long An luôn ở mức cao, dẫn đầu khu vực, trung bình đạt 9,11%. Năm 2021, Long An thu ngân sách 18.800 tỉ đồng, đạt 124% dự toán được giao; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 3,84 tỉ USD, đứng thứ 2 cả nước. Sau thời gian khó khăn vì dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đến hết quý III/2022 đạt 9,43%, vượt mức dự báo; thu ngân sách đạt hơn 16.000 tỉ đồng. Sự nỗ lực của Long An được thể hiện qua từng con số, từng đề án công trình cụ thể, cho thấy khát vọng phát triển và đóng góp vào sự phát triển chung của cả khu vực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tỉnh Long An sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư Australia
Tỉnh Long An sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư Australia

VOV.VN - Trong nỗ lực thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài, hôm nay (28/9), tỉnh Long An tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại thành phố Melbourne của Australia.

Tỉnh Long An sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư Australia

Tỉnh Long An sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư Australia

VOV.VN - Trong nỗ lực thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài, hôm nay (28/9), tỉnh Long An tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại thành phố Melbourne của Australia.

Tỉnh Long An tăng cường xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
Tỉnh Long An tăng cường xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản

VOV.VN - Long An là tỉnh thu hút nhiều dự án nước ngoài trong đó có 130 dự án đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản với tổng vốn kinh doanh khoảng 480 triệu USD.

Tỉnh Long An tăng cường xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản

Tỉnh Long An tăng cường xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản

VOV.VN - Long An là tỉnh thu hút nhiều dự án nước ngoài trong đó có 130 dự án đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản với tổng vốn kinh doanh khoảng 480 triệu USD.

Giá thức ăn vẫn cao, nhiều trang trại nuôi gà ở Long An không dám tái đàn
Giá thức ăn vẫn cao, nhiều trang trại nuôi gà ở Long An không dám tái đàn

VOV.VN - Hiện tại nhiều nông dân nuôi gà thịt bỏ trống chuồng trại, hoặc tạm thời chuyển sang nuôi gà lấy trứng để cầm cự.

Giá thức ăn vẫn cao, nhiều trang trại nuôi gà ở Long An không dám tái đàn

Giá thức ăn vẫn cao, nhiều trang trại nuôi gà ở Long An không dám tái đàn

VOV.VN - Hiện tại nhiều nông dân nuôi gà thịt bỏ trống chuồng trại, hoặc tạm thời chuyển sang nuôi gà lấy trứng để cầm cự.