Mạnh tay thực hiện chính sách ưu đãi, doanh nghiệp dệt may vẫn khó tìm công nhân

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp dệt may ở TP.HCM và các tỉnh lân cận ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ về đơn hàng trong những tháng cuối năm 2024. Dù đã mạnh tay thực hiện chính sách ưu đãi, doanh nghiệp vẫn khó tìm công nhân.

 

Về tận Cà Mau tuyển cả ngàn lao động

Công ty TNHH May mặc Triple Việt Nam (huyện Củ Chi, TP.HCM) đang mở rộng sản xuất với 30 chuyền may. Công ty đang cần tuyển khoảng 1.000 lao động phổ thông để đáp ứng khối lượng đơn hàng lớn và liên tục trong năm.

Ông Nguyễn Đắc Thời, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH May mặc Triple Việt Nam cho biết, để thu hút lao động, Triple Việt Nam đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ hấp dẫn. Công ty không yêu cầu công nhân phải có tay nghề mà sẽ đào tạo nghề miễn phí nhưng vẫn được hưởng lương trong suốt thời gian đào tạo.

Ngoài ra, công ty còn cung cấp các khoản phụ cấp mỗi tháng, như xăng xe và nhà trọ với mức 600.000 đồng, chuyên cần 500.000 đồng, cùng trợ cấp thâm niên tối đa lên đến 700.000 đồng sau 10 năm làm việc.

Chính sách thưởng năng suất hàng tháng cũng được áp dụng với mức thưởng bình quân khoảng 2 triệu đồng mỗi người.

Công ty sử dụng đa dạng các phương thức như: Facebook, Zalo và thậm chí đến trực tiếp các địa phương như Cà Mau – nơi có khoảng 60% công nhân của công ty xuất thân để tìm kiếm ứng viên mới.

Tuy nhiên, dù đã nỗ lực tuyển dụng nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong đợi. Hiện tại, công nhân của công ty làm việc tăng ca đến 20 giờ 30 mỗi ngày để đáp ứng tiến độ sản xuất.

“Chúng tôi cũng có thể để lại ở dưới địa phương những thông tin doanh nghiệp, nhu cầu mình đang cần. Như vậy mọi người ở đó sẽ chia sẻ cho nhiều người cùng biết. Hôm trước công tymới chỉ đến 1 xã thôi, dự kiến trong vài tháng tới chắc sẽ đi thêm vài xã nữa để tuyển dụng. Hiện nay đa số 1 phần mọi người nghỉ việc là để chờ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, cho nên nếu mình tuyển dụng khó khăn hơn”, ông Nguyễn Đắc Thời cho biết thêm.

Tại Công ty TNHH May Thêu Giày An Phước, quận Tân Bình, TP.HCM qua nhiều tháng tuyển dụng rộng rãi, đến nay đơn vị vẫn còn thiếu hơn 100 lao động ở các vị trí công nhân may, ủi, kiểm soát chất lượng.

Đại diện phòng nhân sự cho biết, sẽ phải tìm phương án tuyển dụng mới. Hiện nhân viên đang tìm kiếm các khu trọ ở những nơi có nhiều người nghỉ việc để đến giới thiệu, phát tờ rơi quảng bá về chính sách đãi ngộ và nhu cầu tuyển dụng của công ty.

Thưởng nguyên lương tháng 13 cho người mới

Trong khi đó, Công ty TNHH May Mặc Bowker Việt Nam (khu công nghiệp Đồng An, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) cũng đang tích cực tuyển dụng thêm 300 công nhân may để đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng cao. Công ty sử dụng nhiều kênh thông tin để tiếp cận ứng viên, bao gồm các nền tảng mạng xã hội và thông qua sự giới thiệu từ chính công nhân hiện tại.

Ông Trần Xuân Bằng, Phó phòng Quan hệ Lao động của công ty cho biết, công ty đưa ra chính sách mới, hỗ trợ đặc biệt cho những ứng viên gia nhập trong tháng 8 này. Cụ thể, đến cuối năm các công nhân mới sẽ được nhận thưởng lương tháng 13 năm 2024, bất kể thời gian làm việc thực tế chỉ có 4-5 tháng.

“Thông thường, lương tháng 13 được tính dựa trên số tháng làm việc trong năm, thế nhưng hiện tại doanh nghiệp sẵn sàng “chi” mạnh tay, ưu đãi để các công nhân mới gia nhập vẫn có thể nhận đủ khoản thưởng này”, ông Bằng giải thích.

Đối với công nhân đã có tay nghề, công ty áp dụng mức thưởng gia nhập dựa trên bậc tay nghề: bậc A nhận 3.380.000 đồng và bậc B nhận 2.990.000 đồng, rồi có là các mức C và D thấp hơn.

“Số tiền thưởng này sẽ được chia theo từng giai đoạn gắn bó với công ty, từ 1 tháng, 3 tháng đến 6 tháng, nhằm khuyến khích sự ổn định và cam kết lâu dài của người lao động”, ông Bằng cho biết thêm.

Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội May thêu đan TP.HCM, đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn đã có đơn hàng đến hết quý 3 và đã ký hợp đồng cho quý 4 năm nay. “Đây là tín hiệu rất tích cực cho ngành dệt may TP.HCM”, ông Phạm Xuân Hồng nhận định.

Tuy nhiên, ông Hồng cho biết, sau đại dịch COVID-19, việc tuyển thêm lao động để đáp ứng những đơn hàng mới gia tăng không dễ dàng. “Nhiều lao động đã về quê hoặc chuyển sang các ngành nghề khác, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động trong ngành dệt may. Điều này tạo ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp khi phải tìm cách duy trì và mở rộng lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất”, ông Hồng lý giải.

Để khắc phục vấn đề này, ông Hồng cho rằng các doanh nghiệp cần đưa ra những chính sách tốt nhằm ổn định lực lượng lao động hiện có và thu hút thêm lao động mới. “Nhằm ổn định và thu hút lao động, việc cải thiện thu nhập và chính sách tiền lương là rất quan trọng. Doanh nghiệp nên hỗ trợ thêm tiền tăng ca, thưởng hàng tháng và một số chi phí khác cho người lao động. Đồng thời, cần cố gắng không tăng ca quá nhiều nhưng vẫn đảm bảo thu nhập bằng cách khuyến khích người lao động làm việc năng suất cao hơn”, Chủ tịch Hội May thêu đan TP.HCM đề xuất.

Theo chuyên gia, chính sách khuyến khích người lao động tăng năng suất mà không phụ thuộc vào việc tăng ca nhiều sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc bền vững. Người lao động chủ động học hỏi, nâng cao tay nghề giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó tăng nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống tốt hơn.

Tăng năng suất để nâng cao thu nhập cho lao động dệt may

VOV.VN - Hiện nay, các thị trường xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đang phục hồi khá tốt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM có đơn hàng tăng từ 20-25% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp đang chuẩn bị nguồn lực để đáp ứng nhu cầu này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều nhà máy ở TP.HCM tất bật đơn hàng, công nhân vui mừng tăng ca
Nhiều nhà máy ở TP.HCM tất bật đơn hàng, công nhân vui mừng tăng ca

VOV.VN - Năm trước, nhiều doanh nghiệp chật vật vì thiếu hụt đơn hàng khiến hàng ngàn công nhân mất việc. Bước sang năm mới 2024, một số nhà máy đã có đủ đơn hàng kéo dài vài quý, thậm chỉ đủ cả năm. Công nhân may mắn được tăng ca trở lại, hăng hái làm việc ngay sau Tết Nguyên đán.

Nhiều nhà máy ở TP.HCM tất bật đơn hàng, công nhân vui mừng tăng ca

Nhiều nhà máy ở TP.HCM tất bật đơn hàng, công nhân vui mừng tăng ca

VOV.VN - Năm trước, nhiều doanh nghiệp chật vật vì thiếu hụt đơn hàng khiến hàng ngàn công nhân mất việc. Bước sang năm mới 2024, một số nhà máy đã có đủ đơn hàng kéo dài vài quý, thậm chỉ đủ cả năm. Công nhân may mắn được tăng ca trở lại, hăng hái làm việc ngay sau Tết Nguyên đán.

Nghịch lý công nhân thất nghiệp không muốn nhận việc mới
Nghịch lý công nhân thất nghiệp không muốn nhận việc mới

VOV.VN - Một thực trạng của thị trường lao động hiện nay ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành tập trung khu công nghiệp chính là nghịch lý: nhiều người thất nghiệp hoặc mất việc làm chỉ muốn xin việc làm thời vụ. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp muốn nhận công nhân làm việc lâu dài nhưng lại không tuyển được. Đây là một thách thức trong việc kết nối cung - cầu lao động hiện nay.

Nghịch lý công nhân thất nghiệp không muốn nhận việc mới

Nghịch lý công nhân thất nghiệp không muốn nhận việc mới

VOV.VN - Một thực trạng của thị trường lao động hiện nay ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành tập trung khu công nghiệp chính là nghịch lý: nhiều người thất nghiệp hoặc mất việc làm chỉ muốn xin việc làm thời vụ. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp muốn nhận công nhân làm việc lâu dài nhưng lại không tuyển được. Đây là một thách thức trong việc kết nối cung - cầu lao động hiện nay.

Công nhân ở TP HCM xoay xở làm thêm
Công nhân ở TP HCM xoay xở làm thêm

VOV.VN -  Tại địa phương phát triển công nghiệp như TP.HCM, tình trạng mất việc, giảm giờ làm, khó khăn kéo dài khiến nhiều công nhân phải xoay sở làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống, khá phổ biến. Việc làm thêm cũng là cách để công nhân gắn bó chờ ngày các công ty có đơn hàng, dần hoạt động bình thường như trước.

Công nhân ở TP HCM xoay xở làm thêm

Công nhân ở TP HCM xoay xở làm thêm

VOV.VN -  Tại địa phương phát triển công nghiệp như TP.HCM, tình trạng mất việc, giảm giờ làm, khó khăn kéo dài khiến nhiều công nhân phải xoay sở làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống, khá phổ biến. Việc làm thêm cũng là cách để công nhân gắn bó chờ ngày các công ty có đơn hàng, dần hoạt động bình thường như trước.