Mỗi năm xử lý hơn 12.000 vụ kinh doanh hàng giả

(VOV) - Lực lượng quản lý thị trường mỏng, kinh phí hạn hẹp đã gặp nhiều khó khăn trong xử lý sai phạm.

Trong thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp trong việc kiểm tra và xử lý nhiều vấn đề liên quan đến hàng giả. Mỗi năm lực lượng quản lý thị trường xử lý hơn 12.000 vụ kinh doanh hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng, với số tiền xử phạt hành chính lên tới hơn 40 tỷ đồng.

Ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho biết, phương thức thủ đoạn của các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm bản quyền là rất tinh vi, sử dụng công nghệ cao, móc nối trong nước và nước ngoài.

Ông Lam cũng cho biết, trong tháng 9, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 13.329 vụ, xử lý 6.837 vụ vi phạm, trong đó 1.314 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu; 645 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; 3.590 vụ vi phạm trong kinh doanh và 1.288 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá với số tổng số thu trên 25,9 tỷ đồng, trong đó phạt vi phạm hành chính trên 15,16 tỷ; tiền bán hàng tịch thu trên 9,53 tỷ và truy thu thuế trên 1,19 tỷ đồng.

Lực lượng quản lý thị trường đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, mở rộng tuyên truyền đến mọi người dân, nâng cao cảnh giác với hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả.

Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như phối hợp với các Hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế trong vấn đề đấu tranh chống hàng giả và hàng xâm phạm bản quyền.

Tuy nhiên, do phương thức, thủ đoạn của các đối tượng làm ăn phi pháp rất tinh vi, sử dụng công nghệ cao, móc nối với nước ngoài trong khi lực lượng quản lý thị trường mỏng, kinh phí hạn chế, do vậy công tác đấu tranh với nạn hàng giả và hàng xâm phạm bản quyền vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Lực lượng quản lý thị trường mong muốn phối hợp với các lực lượng chức năng, các cấp chính quyền phối hợp để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống hàng giả bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng không có giấy tờ hợp pháp gia tăng, đang tiềm ẩn nguy cơ cao về lây lan các dịch bệnh

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng không có giấy tờ hợp pháp gia tăng, đang tiềm ẩn nguy cơ cao về lây lan các dịch bệnh

Xử lý 3,6 triệu vụ liên quan đến hàng giả, hàng nhái
Xử lý 3,6 triệu vụ liên quan đến hàng giả, hàng nhái

Tổng số tiền phạt thu được hơn 28.000 tỷ đồng, cho thấy thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại ngày càng gia tăng.  

Xử lý 3,6 triệu vụ liên quan đến hàng giả, hàng nhái

Xử lý 3,6 triệu vụ liên quan đến hàng giả, hàng nhái

Tổng số tiền phạt thu được hơn 28.000 tỷ đồng, cho thấy thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại ngày càng gia tăng.  

Hà Nội xử phạt nhiều vụ vi phạm kinh doanh hàng giả qua mạng
Hà Nội xử phạt nhiều vụ vi phạm kinh doanh hàng giả qua mạng

Nhiều chủ sở hữu không có giấy phép kinh doanh, hàng hóa không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Hà Nội xử phạt nhiều vụ vi phạm kinh doanh hàng giả qua mạng

Hà Nội xử phạt nhiều vụ vi phạm kinh doanh hàng giả qua mạng

Nhiều chủ sở hữu không có giấy phép kinh doanh, hàng hóa không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Gần 50% mỹ phẩm ở Hà Nội là hàng giả
Gần 50% mỹ phẩm ở Hà Nội là hàng giả

Theo một khảo sát thị trường về hàng giả do Công ty Nielsen và Tổ đặc quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam thực hiện, 47% mỹ phẩm ở Hà Nội là hàng giả.

Gần 50% mỹ phẩm ở Hà Nội là hàng giả

Gần 50% mỹ phẩm ở Hà Nội là hàng giả

Theo một khảo sát thị trường về hàng giả do Công ty Nielsen và Tổ đặc quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam thực hiện, 47% mỹ phẩm ở Hà Nội là hàng giả.