Nâng cấp chuỗi giá trị giúp giảm nhập siêu nguyên liệu ngành dệt may

VOV.VN - Những năm qua, dệt may Việt Nam đã có nhiều bứt phá ở các thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp đã chủ động nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề, chuyển hướng sản xuất từ chỉ nhận gia công sang tự chủ nguồn nguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thiện.

Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã nắm bắt được xu hướng dịch chuyển sản xuất của thế giới. Bên cạnh việc giữ vững, đạt mức tăng trưởng tốt ở những thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, dệt may Việt Nam đã có những bứt phá ở các thị trường khác. Các doanh nghiệp dệt may đã chủ động nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề, chuyển hướng sản xuất từ hình thức chỉ nhận gia công sang hình thức tự chủ nguồn nguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm.

Tuy vậy, nhìn từ thực tế doanh nghiệp, yêu cầu liên kết, nâng cao năng lực công nghiệp hỗ trợ là cần thiết, song vẫn có thách thức đặt ra. Quy mô và năng lực của doanh nghiệp còn yếu, chưa đủ lực để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Liên kết đầu cuối trong chuỗi sản xuất vẫn chưa thực sự chặt chẽ.

Bà Hoàng Ngọc Oanh, Chuyên gia tư vấn Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ đề xuất: "Chúng tôi có đề xuất liên quan đến kiến nghị đầu tiên là ở góc độ vĩ mô, bao gồm có đề xuất liên quan đến chuyển đổi phương thức sản xuất, nói rất nhiều năm nay rồi, chuyển từ gia công sang gia tăng giá trị, đây là câu chuyện rất dài hơi và vẫn là việc nhắc đi nhắc lại.

Thứ hai là nâng cấp chuỗi giá trị, ở đây là đề xuất liên quan đến nâng cấp theo hướng phát triển khâu cung ứng nguyên liệu dệt may, đảm bảo được là chúng ta sẽ giảm bớt nhập siêu. Ví dụ, đơn cử như sợi chẳng hạn, chúng ta sản xuất ra có thể phục vụ trong nước thay vì chúng ta xuất đi rồi chúng ta lại nhập khẩu về.

Tiếp đến là công nghiệp dệt may, xây dựng một cụm công nghiệp dệt may để có những điểm tổng hợp và tận dụng những hạ tầng cũng như những đầu tư, tiếp đến là đào tạo thì khuyến khích đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cam kết mở cửa thị trường trong hệ thống pháp luật minh bạch và tương thích với cam kết"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp dệt may Việt hướng tới chủ động nguồn nguyên phụ liệu
Doanh nghiệp dệt may Việt hướng tới chủ động nguồn nguyên phụ liệu

VOV.VN - Năm 2022, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá dệt may Việt Nam ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi, tuy nhiên tổng cầu dự báo sẽ không tăng nhiều trong khi đó các quốc gia cạnh tranh với dệt may Việt Nam đều đang nỗ lực để tăng thị phần xuất khẩu. 

Doanh nghiệp dệt may Việt hướng tới chủ động nguồn nguyên phụ liệu

Doanh nghiệp dệt may Việt hướng tới chủ động nguồn nguyên phụ liệu

VOV.VN - Năm 2022, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá dệt may Việt Nam ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi, tuy nhiên tổng cầu dự báo sẽ không tăng nhiều trong khi đó các quốc gia cạnh tranh với dệt may Việt Nam đều đang nỗ lực để tăng thị phần xuất khẩu. 

Ngành dệt may phục hồi mạnh mẽ nhờ thích ứng linh hoạt
Ngành dệt may phục hồi mạnh mẽ nhờ thích ứng linh hoạt

VOV.VN - Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu hàng dệt may vẫn duy trì đà tăng trưởng, kim ngạch ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.

Ngành dệt may phục hồi mạnh mẽ nhờ thích ứng linh hoạt

Ngành dệt may phục hồi mạnh mẽ nhờ thích ứng linh hoạt

VOV.VN - Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu hàng dệt may vẫn duy trì đà tăng trưởng, kim ngạch ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.

Dệt may duy trì đà tăng trưởng nhưng vẫn đối diện nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Dệt may duy trì đà tăng trưởng nhưng vẫn đối diện nhiều nguy cơ tiềm ẩn

VOV.VN - Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, không kiểm soát được dịch Covid-19; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai và biến đổi khí hậu luôn tiềm ẩn đối với ngành dệt may...

Dệt may duy trì đà tăng trưởng nhưng vẫn đối diện nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Dệt may duy trì đà tăng trưởng nhưng vẫn đối diện nhiều nguy cơ tiềm ẩn

VOV.VN - Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, không kiểm soát được dịch Covid-19; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai và biến đổi khí hậu luôn tiềm ẩn đối với ngành dệt may...

Xuất khẩu dệt may cán đích 39 tỷ USD bất chấp dịch Covid-19
Xuất khẩu dệt may cán đích 39 tỷ USD bất chấp dịch Covid-19

VOV.VN - Kim ngạch xuất khẩu đạt được của ngành dệt may bằng với mục tiêu đề ra từ cuối năm 2020, nhưng cao hơn so với kịch bản tăng trưởng cao nhất dự kiến trong năm 2021.

Xuất khẩu dệt may cán đích 39 tỷ USD bất chấp dịch Covid-19

Xuất khẩu dệt may cán đích 39 tỷ USD bất chấp dịch Covid-19

VOV.VN - Kim ngạch xuất khẩu đạt được của ngành dệt may bằng với mục tiêu đề ra từ cuối năm 2020, nhưng cao hơn so với kịch bản tăng trưởng cao nhất dự kiến trong năm 2021.