Năng lực cạnh tranh còn nhiều vấn đề cần nhận diện

VOV.VN -Ở cả ba cấp độ: doanh nghiệp, địa phương và quốc gia đều đang có nhiều vấn đề cần nhận diện về năng lực cạnh tranh

Nền kinh tế nước ta đang đứng trước những thách thức lớn của yêu cầu hội nhập. Một trong những thử thách sống còn nhất là yêu cầu tăng cường năng lực cạnh tranh để tiếp tục hội nhập sâu rộng và gặt hái thành công trong sân chơi toàn cầu. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của nước ta ở cả ba cấp độ: doanh nghiệp, địa phương và quốc gia đều đang có nhiều vấn đề cần nhận diện.

Cách đây 7 năm, khi nước ta chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cả nước đã vui mừng vì những cơ hội lớn sẽ đến với đất nước khi bước vào sân chơi toàn cầu. Cùng với cơ hội là những thách thức rất lớn mà để vượt qua, từng doanh nghiệp, từng địa phương và cả quốc gia, cần phải nỗ lực thay đổi chính mình rất nhiều mới có thể đáp ứng được yêu cầu của hội nhập.

Nhận thức là như vậy, nhưng dường như biến nhận thức thành hành động còn cả một khoảng cách dài, cho nên đến nay, bên cạnh những thành tựu đã bộc lộ những bất cập khá cơ bản của nền kinh tế, mà biểu hiện rõ nhất là những khó khăn liên tiếp xảy ra trong 2 năm qua, với hệ quả nhìn thấy rõ nhất là hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động; sản xuất kinh doanh chậm lại, tiêu dùng giảm sút, ngân sách hụt thu, thu nhập quốc dân sụt giảm…

Các chuyên gia kinh tế phân tích những hạn chế và nhận ra 3 vấn đề cơ bản đã được nhận diện từ trước khi nước ta chính thức gia nhập WTO là: mô hình phát triển chưa phù hợp; thể chế quản lý hành chính chậm đổi mới và năng lực cạnh tranh yếu.

Sau nhiều năm tích cực cải thiện những vấn đề này, đến nay vẫn còn rất nhiều ngổn ngang: việc thay đổi mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu với nguyên lý ưu tiên phát triển công nghệ cao chưa đạt được nhiều kết quả; cơ chế quản lý hành chính Nhà nước tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng đòi hỏi của phát triển và vì thế, năng lực cạnh tranh cả trên cấp độ quốc gia, địa phương và doanh nghiệp đều ít được cải thiện.

Bằng chứng là nước ta liên tục bị tụt hạng trong các bảng tổng sắp đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia so với các nước trong khu vực. Việc bị tụt hạng cho thấy chúng ta đã có lúc giành được vị trí khá, nhưng các nước trong khu vực còn cải thiện được năng lực cạnh tranh tốt hơn ta, nên chúng ta không giữ được thứ hạng đã đạt được.

Đơn cử riêng lĩnh vực xuất khẩu. Đây là lĩnh vực mạnh nhất của nước ta, là nơi tạo nguồn thu rất lớn cho ngân sách, và cũng là khu vực có tốc độ tăng trưởng đáng ghi nhận, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn như 2 năm qua.

Thế nhưng, những tồn tại cơ bản của lĩnh vực xuất khẩu như: chủ yếu xuất sản phẩm thô không có bao bì nhãn mác, không có bảo hộ xuất xứ; chủ yếu làm gia công mà không chủ động được nguyên liệu hoặc thiết kế mẫu mã, hay tạo thương hiệu riêng... vẫn chưa cải thiện là bao. Hay lĩnh vực chế tạo điện tử, khu vực này cũng là nguồn thu xuất khẩu khá lớn.

Nhưng để có một đồng đô la xuất khẩu thu về, chúng ta phải chi tới 70 - 80% cho nhập khẩu cụm linh kiện, cộng thêm công sức gia công lắp ráp của hàng chục ngàn lao động miệt mài trong các khu công nghiệp, các khu chế xuất mỗi ngày từ 10 đến 12 giờ làm việc, một năm tới 360 ngày thì mới đạt được kim ngạch xuất khẩu vài tỷ đô la.

Nếu cứ tiếp tục cách làm này, cùng với cơ hội mở cửa ngày càng rộng lớn như gia nhập Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP… nước ta sẽ tiếp tục chịu thiệt và trở thành sân chơi cho doanh nghiệp nước ngoài gặt hái.

Phải chăng do động lực của cạnh tranh chưa được giải phóng ở cả ba cấp độ: doanh nghiệp, địa phương và quốc gia? Phải chăng sự trì trệ của không ít doanh nghiệp Nhà nước cũng bắt nguồn từ chỗ thiếu động lực cạnh tranh? Kể cả những sai phạm, tình trạng nợ nần triền miên với những con số hàng trăm nghìn tỉ đồng mà không hề hấn gì cũng khiến doanh nghiệp Nhà nước đang bị triệt tiêu động lực cạnh tranh? Và nếu cạnh tranh không còn là đòi hỏi sống còn của doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng khó lòng tồn tại, nói gì đến phát triển.

 Mới đây nhất, tại cuộc họp của Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, khi đề cập đến bộ chỉ số cạnh tranh, các thành viên Hội đồng đều nhất trí rằng, chúng ta cần “soi” vào bộ chỉ số đánh giá của các tổ chức quốc tế lớn dùng để xếp hạng các nền kinh tế, chứ không phải tự xây dựng một bộ tiêu chí riêng. “Ta” tự đánh giá “mình” thì sẽ không có động lực vươn lên, phấn đấu. Cần phải nhận diện rõ mạnh, yếu, và tập trung những giải pháp cốt lõi, mà thông điệp đầu năm Thủ tướng Chính phủ đã nêu, đó là “Cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững” trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.

Bởi, tăng cường năng lực cạnh tranh trên cả 3 cấp độ hiện nay đang là đòi hỏi sống còn của cả đất nước, của toàn bộ nền kinh tế!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng sức cạnh tranh doanh nghiệp qua đối thoại với lao động
Tăng sức cạnh tranh doanh nghiệp qua đối thoại với lao động

VOV.VN - Mô hình đối thoại mới giúp cải thiện điều kiện làm việc và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Tăng sức cạnh tranh doanh nghiệp qua đối thoại với lao động

Tăng sức cạnh tranh doanh nghiệp qua đối thoại với lao động

VOV.VN - Mô hình đối thoại mới giúp cải thiện điều kiện làm việc và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch còn yếu
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch còn yếu

VOV.VN-Sai lầm khi đa số doanh nghiệp cho rằng cứ có tên và logo, có quảng cáo là đã tạo được “thương hiệu”.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch còn yếu

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch còn yếu

VOV.VN-Sai lầm khi đa số doanh nghiệp cho rằng cứ có tên và logo, có quảng cáo là đã tạo được “thương hiệu”.

Ưu tiên phát triển doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao
Ưu tiên phát triển doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao

VOV.VN -6 lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao, trong đó có nông nghiệp, thủy sản; công nghiệp chế biến chế tạo.

Ưu tiên phát triển doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao

Ưu tiên phát triển doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao

VOV.VN -6 lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao, trong đó có nông nghiệp, thủy sản; công nghiệp chế biến chế tạo.

Cần giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Cần giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

VOV.VN-Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tại buổi làm việc với Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cần giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Cần giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

VOV.VN-Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tại buổi làm việc với Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.