Năng lượng đắt - rẻ và nỗi lo sạch - bẩn: Biết chọn cách nào?
VOV.VN - Phát triển năng lượng mới và sạch phải đầu tư lớn khiến giá thành cao trong khi năng lượng truyền thống giá rẻ lại vấp nỗi lo ô nhiễm môi trường.
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2020 tổng công suất nhiệt điện than khoảng 26.000 MW (chiếm 49,3% lượng điện sản xuất); Đến năm 2030 công suất nhiệt điện than đạt 55.300 MW (chiếm 53,2% điện sản xuất).
Sở dĩ Việt Nam phải duy trì và phát triển nguồn nhiệt điện than bởi tính an toàn của hệ thống điện quốc gia, đảm bảo đủ nguồn cung năng lượng cho một đất nước đang phát triển.
Một yếu tố nữa để lựa chọn nhiệt điện than là đảm bảo tính hiệu quả kinh tế khi so sánh với việc phát triển các nguồn điện khác. Ngoài ra, điểm quan trọng trong lựa chọn này còn là nhiệt điện than sẽ đảm bảo duy trì giữ cho giá điện không quá cao trước nhu cầu ngày càng tăng.
Đến năm 2020 tổng công suất nhiệt điện than vẫn chiếm 49,3% lượng điện sản xuất của Việt Nam. (Ảnh minh họa: KT) |
“Nhiệt điện than có thể làm việc và sản xuất điện liên tục 24/24h, nhưng điện mặt trời phải phụ thuộc vào thời tiết, điện gió phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Trong khi để có công suất như 1 nhà máy điện than sẽ phải xây dựng 3 – 4 nhà máy điện mặt trời hoặc điện gió. Với điều kiện công nghệ như hiện nay, làm nhà máy điện mặt trời, điện gió sẽ phải cần số tiền đầu tư rất lớn”, ông Hiển phân tích.
Còn Theo TS. Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật nhiệt Việt Nam, giá thành sản xuất của nhiệt điện than so với các nguồn điện hiện nay chỉ thua thủy điện. Tổng sản lượng điện của thế giới hiện nay, nhiệt điện than vẫn chiếm trên 40%. Ngay cả các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Australia… đều dùng nhiệt điện than để đáp ứng nhu cầu điện năng trong phát triển kinh tế.
Bất cứ quốc gia nào đều mong muốn có nguồn năng lượng sạch, giá rẻ. Tuy nhiên trên thực tế, phát triển nhiệt điện than để có nguồn điện rẻ nhưng sẽ dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng về môi trường. Trong khi đó, đầu tư cho công nghệ phát điện mới, nguồn năng lượng tái tạo sẽ cần suất đầu tư lớn và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, không phải quốc gia nào cũng có thể làm được.
Điểm mấu chốt khác theo các chuyên gia là hiện nay, việc sử dụng giá điện làm công cụ để điều tiết thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô đã không chỉ dẫn đến sự “bao cấp” trong vấn đề giá điện, mà còn làm gia tăng đầu tư các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ không thân thiện với môi trường, vô hình khuyến khích việc tiêu dùng lãng phí, không hiệu quả các nguồn năng lượng, từ đó dẫn đến khó kêu gọi đầu tư phát triển các nguồn năng lượng mới.
Ông Phương Hoàng Kim, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục năng lượng, Bộ Công Thương đơn cử, Chính phủ vừa có quyết định mua điện mặt trời với giá 9,35 cent/kWh. So với giá điện bán ra bình quân hiện nay là 7,3 cent/kWh thì Nhà nước đang phải bù lỗ khoảng 2 cent/kWh.
“Hiện tại chúng ta đang có nguồn thủy điện giá rẻ để bù đắp giá năng lượng, nhưng nguồn thủy điện cũng không thể phát triển thêm trong khi cơ cấu nguồn điện ngày càng tăng. Điện gió, điện mặt trời mang tính không ổn định trong khi hệ thống mang tính ổn định là vấn đề nhất thiết phải được tính toán và cân đối”, ông Phương nói.
Không chỉ lựa chọn công nghệ sản xuất điện, theo các chuyên gia đã đến lúc Việt Nam cần nghiêm khắc trong việc lựa chọn công nghệ sử dụng năng lượng theo hướng tiết kiệm hơn, đó là nguyên tắc bắt buộc trong xây dựng chiến lược năng lượng quốc gia.
Cách tiếp cận năng lượng của Việt Nam đang "có vấn đề"?
Ông cho rằng, nghĩ cách sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sẽ quan trọng hơn coi trọng đầu tư năng lượng bằng mọi giá. “Chúng ta phải xây dựng một chiến lược năng lượng tiết kiệm trong điều kiện công nghệ phát triển. Tình trạng tổn thất như ở nước ta hiện nay đang còn quá cao khiến việc đáp ứng năng lượng sẽ ngày càng trở nên khó khăn”, ông Hùng nói./.