Năng suất lao động ngân hàng, bất động sản xuống thấp

VOV.VN - Năng suất lao động thấp là hệ quả của nền kinh tế có quy mô nhỏ lẻ, lợi ích kinh tế theo quy mô chưa được phát huy.

“Muốn tăng trưởng kinh tế đạt 7%, năng suất lao động phải tăng 6%, nghĩa là phải tăng gấp 1,5 lần so với hiện nay. Đây là một thách thức rất lớn không chỉ với Việt Nam mà với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực rất lớn trong cải cách để tăng năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động”. Đây là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn năng suất lao động Việt Nam do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức sáng nay (27/11), tại Hà Nội.

Tại diễn đàn, các đại biểu cho biết: 95% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Năng suất lao động thấp là hệ quả của nền kinh tế có quy mô nhỏ lẻ, lợi ích kinh tế theo quy mô chưa được phát huy. Hệ quả rõ nhất của quy mô nhỏ lẻ, thể hiện một phần ở năng suất lao động rất thấp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nơi thu hút gần 90% lao động có việc làm trong toàn nền kinh tế, nhưng năng suất lao động lại chỉ bằng một nửa so với năng suất lao động toàn xã hội, chỉ bằng khoảng 11% so với năng suất lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ trọng lao động chưa được đào tạo còn cao, chiếm 58% tổng số lao động, 60% sinh viên tốt nghiệp đại học phải đào tạo lại hoặc bổ sung kiến thức trước khi có được việc làm, lực lượng lao động chủ yếu ở khu vực nông thôn…


Diễn đàn năng suất lao động Việt Nam do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức sáng nay (27/11),
 tại Hà Nội.
Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức khi năng suất lao động nằm trong số những nước thấp nhất khu vực ASEAN, chỉ cao hơn Lào, Campuchia và Myanmar, thấp hơn nhiều so với các nước trung bình của ASEAN như Philippines, Thái Lan…

Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để tăng năng suất lao động, việc cần làm ngay là: cải thiện chất lượng lao động, khoa học công nghệ, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, tạo việc làm, gia tăng năng suất lao động khu vực Nhà nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành có giá trị gia tăng cao, định hướng thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào khoa học công nghệ, ưu tiên hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn sang khu vực thành thị, thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước với việc cổ phần hóa và cải tiến quản trị doanh nghiệp nhà nước.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung nói: “Thời điểm hiện nay, khi chúng ta đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới mà năng suất lao động phải trở thành động lực tăng trưởng. Năng suất lao động thể hiện năng lực cạnh tranh. Điều đó nói lên rằng chúng ta phải nỗ lực rất lớn, đặc biệt trong cải cách để chúng ta tạo ra động lực buộc chúng ta phải tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh để có tăng trưởng hơn là mở rộng chi tiêu, khai thác tài nguyên”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Uống rượu, bia nhiều, năng suất lao động thấp: Tại sao?
Uống rượu, bia nhiều, năng suất lao động thấp: Tại sao?

VOV.VN-Theo ĐBQH Nguyễn Bắc Việt, cần xem xét tính chính xác của các đánh giá quốc tế về năng suất lao động thấp, tình trạng uống rượu bia nhiều ở nước ta. 

Uống rượu, bia nhiều, năng suất lao động thấp: Tại sao?

Uống rượu, bia nhiều, năng suất lao động thấp: Tại sao?

VOV.VN-Theo ĐBQH Nguyễn Bắc Việt, cần xem xét tính chính xác của các đánh giá quốc tế về năng suất lao động thấp, tình trạng uống rượu bia nhiều ở nước ta. 

Sẽ rút ngắn thời gian nộp thuế, tăng năng suất lao động
Sẽ rút ngắn thời gian nộp thuế, tăng năng suất lao động

VOV.VN -Các giải pháp này được Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội nhằm thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh và trình độ phát triển của nền kinh tế.

Sẽ rút ngắn thời gian nộp thuế, tăng năng suất lao động

Sẽ rút ngắn thời gian nộp thuế, tăng năng suất lao động

VOV.VN -Các giải pháp này được Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội nhằm thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh và trình độ phát triển của nền kinh tế.

Năng suất lao động ở Việt Nam thấp, vì sao?
Năng suất lao động ở Việt Nam thấp, vì sao?

VOV.VN - Không có gì ngạc nhiên khi năng suất lao động của Việt Nam lại quá thấp so với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Năng suất lao động ở Việt Nam thấp, vì sao?

Năng suất lao động ở Việt Nam thấp, vì sao?

VOV.VN - Không có gì ngạc nhiên khi năng suất lao động của Việt Nam lại quá thấp so với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Nguyên nhân sâu xa khiến năng suất lao động của Việt Nam thấp
Nguyên nhân sâu xa khiến năng suất lao động của Việt Nam thấp

VOV.VN -Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã phân tích 5 nguyên nhân sâu sâu xa khiến năng suất lao động của Việt Nam thấp.

Nguyên nhân sâu xa khiến năng suất lao động của Việt Nam thấp

Nguyên nhân sâu xa khiến năng suất lao động của Việt Nam thấp

VOV.VN -Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã phân tích 5 nguyên nhân sâu sâu xa khiến năng suất lao động của Việt Nam thấp.

Nâng cao năng suất lao động để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế
Nâng cao năng suất lao động để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế

VOV.VN -Lợi thế về nguồn nhân công của Việt Nam đang có nguy cơ mất dần do năng suất lao động bị đánh giá thấp so với khu vực. 

Nâng cao năng suất lao động để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế

Nâng cao năng suất lao động để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế

VOV.VN -Lợi thế về nguồn nhân công của Việt Nam đang có nguy cơ mất dần do năng suất lao động bị đánh giá thấp so với khu vực.