Ngân hàng phá sản, tiền gửi của dân được giải quyết thế nào?

VOV.VN - ĐBQH cho rằng, khi ngân hàng phá sản, nếu không trả đầy đủ gốc và lãi cho người gửi sẽ gây hại cho nền kinh tế, mất trật tự an toàn xã hội…

Thảo luận tại Hội trường ngày 26/10 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD), nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ quan tâm đến quyền lợi của người gửi tiền vẫn chưa được thể hiện rõ trong dự luật.

Thận trọng khi cho phá sản ngân hàng

Trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung, Phương án phá sản, có một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về phương án phá sản các TCTD trên cơ sở đánh giá tác động một cách kỹ lưỡng, thận trọng, chặt chẽ khi triển khai phương án này trong thực tiễn.

Nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tới việc đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền trong trường hợp ngân hàng phá sản (Ảnh minh họa: KT)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cơ cấu lại TCTD bằng hình thức phá sản cũng là một hình thức răn đe, động lực để các TCTD nâng cao chất lượng quản trị điều hành và trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn tiền huy động, từ đó nâng cao ý thức người gửi tiền và khách hàng lựa chọn TCTD có uy tín, chất lượng dịch vụ tốt.

Dự thảo Luật quy định việc phá sản chỉ áp dụng sau khi đã thực hiện các biện pháp khác nhưng không thành công, đồng thời quy định rõ việc quyết định thực hiện phương án phá sản TCTD thuộc thẩm quyền của Chính phủ để bảo đảm quyết định một cách kỹ lưỡng, thận trọng, chặt chẽ. 

Có ý kiến cho rằng, cần bổ sung mở rộng thêm đối tượng có quyền nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là các chủ nợ lớn, công đoàn, cổ đông hoặc các nhóm cổ đông sở hữu cổ phần lớn của TCTD.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi phương án phá sản đã được phê duyệt, để bảo đảm xử lý kịp thời TCTD yếu kém, không có khả năng phục hồi, dự thảo Luật bổ sung quy định về quyền của Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu TCTD nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các đối tượng khác thực hiện theo quy định của Luật Phá sản.

ĐBQH Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) nêu quan điểm: Với quy định phá sản, cần làm rõ việc có trả đủ gốc và lãi cho người dân hay không. Theo ông Đồng, nếu không trả đầy đủ cho người dân thì sẽ gây tác hại cho cả nền kinh tế và mất trật tự an toàn xã hội, dân sẽ mất lòng tin vào ngân hàng và nhà nước, sẽ đồng loạt rút tiền gửi, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động vốn.

ĐBQH Hà Sỹ Đồng

Chia sẻ ý kiến này, ĐBQH Nguyễn Thị Lệ Thuỷ (đoàn Bến Tre) cho rằng, quyền lợi của người gửi tiền vẫn chưa được quy định rõ nét trường hợp ngân hàng đổ vỡ, phá sản, trong khi đây là cổ đông đặc biệt của ngân hàng khi góp 85% vốn huy động.

Theo quy định hiện hành, người gửi tiền được chi trả bảo hiểm tiền gửi một mức chung là 75 triệu đồng cho tất cả các hạn mức gửi tiền trong trường hợp ngân hàng phá sản. Bà Thủy đánh giá, mức chi trả của bảo hiểm tiền gửi tối đa 75 triệu đồng là quá thấp.

“Không thể người gửi 100 tỷ đồng và người gửi 100 triệu cũng đều nhận số tiền đền bù cao bằng như nhau, là 75 triệu đồng. Người gửi tiền phải được nhận lại số tiền ứng với số đã gửi”, bà Thủy nhấn mạnh.

Có nên dùng ngân sách “cứu” ngân hàng yếu kém?

Nhìn từ góc độ các TCTD, DDBQH Nguyễn Văn Thắng (đoàn Hà Nội), Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Vietinbank phân tích: Trường hợp cho vay đặc biệt nhưng không thu hồi đủ thì tiền thiếu hụt sẽ phải xin ý kiến Quốc hội, trong khi tiền đã đưa ra trả cho người gửi tiền rồi. Với các khoản vay không thu hồi được thì chưa rõ ai sẽ phải chịu trách nhiệm.

Còn nếu cho phép sử dụng nguồn lực Nhà nước để hỗ trợ chi trả tiền gửi vượt hạn mức thì sẽ có khoảng trống khi ngân hàng phá sản, không đủ tiền trả cho người gửi, sẽ gây mất an toàn hệ thống. Ông Thắng đề nghị cho phép được sử dụng nguồn lực Nhà nước hỗ trợ bồi thường tín dụng trong trường hợp phá sản.

Bày tỏ quan điểm không dùng ngân sách nhà nước xử lý các TCTD yếu kém, ĐBQH Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai) lưu ý, cần phải có nghiên cứu toàn diện, tùy thời điểm giai đoạn nhằm đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, trách tình trạng rút tiền đồng loạt, gây hiệu ứng domino. 

Đồng quan điểm ý kiến này, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội), Uỷ viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội chỉ rõ: Việc dự luật nêu không sử dụng ngân sách xử lý ngân hàng yếu kém, nhưng thực tế việc đưa ra các giải pháp “giải cứu” số nhà băng này như cho vay các khoản vay đặc biệt với mức ưu đãi lãi suất 0%, hay được miễn phí bảo hiểm tiền gửi… thì đã dùng ngân sách gián tiếp để cứu ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai

Trường hợp các ngân hàng yếu kém không thể phục hồi, vẫn phá sản và không có khả năng thanh toán các khoản vay thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Tiền ngân sách bỏ ra cho vay lấy lại thế nào?”, bà Mai nói. Vì thế, theo đại biểu Mai, đã quy định không sử dụng ngân sách cứu ngân hàng yếu kém thì dù trực tiếp hay gián tiếp đều không nên.

Tán thành quan điểm này, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP HCM) cho hay, nếu không dùng ngân sách trực tiếp, mà lại gián tiếp giải cứu qua loạt biện pháp thì phải tính toán cụ thể sẽ đạt được hiệu quả thế nào sau thời gian xử lý.

Giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, dự luật đã cho phép Chính phủ áp dụng các giải pháp đặc biệt, do đó có thể quy định chi trả vượt hạn mức cho người gửi tiền trong trường hợp đặc biệt.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng

Về phương án phá sản các TCTD yếu kém, Thống đốc NHNN cho biết sẽ cần báo cáo thêm. Với vai trò trung gian tài chính, các TCTD khi gặp khó khăn có thể dẫn tới rủi ro rút tiền hàng loạt, gây ra hiệu ứng dây truyền, ảnh hưởng nghiêm trọng tới người rút tiền. Do đó, Chính phủ cũng như cơ quan soạn thảo đã rà soát kỹ các phương án phá sản.

Theo ông Lê Minh Hưng, phá sản chỉ nên xem là biện pháp cuối cùng, khi những phương án khác như phục hồi, chuyển giao, giải thể,... không thực hiện được./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các 'ngân hàng 0 đồng' vẫn chưa thoát thua lỗ lớn
Các 'ngân hàng 0 đồng' vẫn chưa thoát thua lỗ lớn

Hai năm sau khi được Ngân hàng Nhà nước mua lại, tài chính của ba ngân hàng 0 đồng vẫn chưa được cải thiện.

Các 'ngân hàng 0 đồng' vẫn chưa thoát thua lỗ lớn

Các 'ngân hàng 0 đồng' vẫn chưa thoát thua lỗ lớn

Hai năm sau khi được Ngân hàng Nhà nước mua lại, tài chính của ba ngân hàng 0 đồng vẫn chưa được cải thiện.

Xử lý 45.000 tỷ nợ xấu, lợi nhuận các ngân hàng tăng mạnh
Xử lý 45.000 tỷ nợ xấu, lợi nhuận các ngân hàng tăng mạnh

Lợi nhuận các tổ chức tín dụng khả quan cùng lượng lớn nợ xấu tiếp tục được xử lý...

Xử lý 45.000 tỷ nợ xấu, lợi nhuận các ngân hàng tăng mạnh

Xử lý 45.000 tỷ nợ xấu, lợi nhuận các ngân hàng tăng mạnh

Lợi nhuận các tổ chức tín dụng khả quan cùng lượng lớn nợ xấu tiếp tục được xử lý...

Vì sao doanh nghiệp né bảo lãnh ngân hàng cho dự án?
Vì sao doanh nghiệp né bảo lãnh ngân hàng cho dự án?

Theo các chủ đầu tư nếu thực hiện bảo lãnh dự án, giá thành sẽ đội lên 2 - 3%, giảm tính cạnh tranh nên ít chủ đầu tư muốn thực hiện.

Vì sao doanh nghiệp né bảo lãnh ngân hàng cho dự án?

Vì sao doanh nghiệp né bảo lãnh ngân hàng cho dự án?

Theo các chủ đầu tư nếu thực hiện bảo lãnh dự án, giá thành sẽ đội lên 2 - 3%, giảm tính cạnh tranh nên ít chủ đầu tư muốn thực hiện.

Giải pháp đặc biệt cho ngân hàng yếu kém
Giải pháp đặc biệt cho ngân hàng yếu kém

VOV.VN - Phương án cơ cấu lại ngân hàng được kiểm soát đặc biệt gồm: phục hồi, sáp nhập - hợp nhất, chuyển giao bắt buộc, phá sản…

Giải pháp đặc biệt cho ngân hàng yếu kém

Giải pháp đặc biệt cho ngân hàng yếu kém

VOV.VN - Phương án cơ cấu lại ngân hàng được kiểm soát đặc biệt gồm: phục hồi, sáp nhập - hợp nhất, chuyển giao bắt buộc, phá sản…