Ngành công nghiệp của TP.HCM đang chững lại

VOV.VN - Sau hơn 30 năm phát triển, ngành công nghiệp của TP.HCM đã có dấu hiệu chững lại. Trước thực tế đó, TP.HCM đang làm đề án tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng phát triển bền vững từ năm 2025 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo hướng đi này, ngành công nghiệp của TP.HCM sẽ đẩy mạnh liên kết vùng để xây dựng chuỗi cung ứng nhằm nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp.

Đất công nghiệp ít, giá thuê cao

Hiện nay, quỹ đất ở 18 khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN-KCX) của TP.HCM đã gần lấp đầy, trong khi đó các KCN mới cơ sở hạ tầng vẫn chưa hoàn thiện, doanh nghiệp muốn có quỹ đất lớn để đầu tư mở rộng sản xuất gần như không có.

Ông Nguyễn Dương Hiệu, Tổng Giám đốc Công ty Lidovit, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cho biết, doanh nghiệp cùng với Tập đoàn Thaco cần một quỹ đất khoảng 300 ha ở TP.HCM để xây dựng một trung tâm lắp ráp ô tô. Tuy nhiên, TP.HCM không có quỹ đất lớn nên doanh nghiệp đành phải chuyển đến Bình Dương.

Quỹ đất hạn hẹp, giá thuê đất cao đang là rào cản trong phát triển công nghiệp của TP.HCM. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp hướng tới việc xây dựng chuỗi liên kết vùng.

Ông Nguyễn Dương Hiệu cho rằng: “Chúng ta nằm trong chuỗi sản xuất, có thể không phải ở TP.HCM mà khu vực liền kề, lân cận. Sự liên kết ngành theo liên kết vùng cũng cần phải làm rõ trong thời gian tới. Hiện nay, một số doanh nghiệp văn phòng, đóng gói, xuất hàng ở TP.HCM nhưng sản xuất thì ở các tỉnh liền kề. Cho nên chúng ta cần có giải pháp để xây dựng được liên kết chuỗi sản phẩm như thế nào để vừa theo địa phương, theo vùng, vừa theo chiều ngang, chiều dọc”.

Hiện nay, giá thuê đất tại các KCN của TP.HCM từ mức 200-250 USD/m2/năm, cao hơn rất nhiều so với giá thuê đất ở các tỉnh lân cận. Theo nhiều doanh nghiệp, giá thuê cao thì doanh nghiệp không làm nổi công nghiệp ở TP.

Theo TS. Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, để giải bài toán giá thuê đất KCN, TP.HCM nên chuẩn bị nguồn lực, cơ sở hạ tầng hướng tới thu hút ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn… theo hướng dịch chuyển đầu tư mà nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đang tìm đến Việt Nam. Bởi, những ngành này tạo ra giá trị thặng dư rất cao nên có thể dung hòa được chi phí thuê mặt bằng. Trong định hướng phát triển, TP cần hướng tới xây dựng trung tâm dịch vụ công nghiệp của Vùng như: cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, logistics...

“Các tỉnh xung quanh chúng ta có quỹ đất công nghiệp còn lớn. Đó là dư địa lớn cho TP.HCM cung cấp dịch vụ, khi các tỉnh xung quanh thu hút các dự án công nghiệp. TP.HCM là đơn vị thực hiện các nhiệm vụ dịch vụ, con người phục vụ cho làn sóng chuyển dịch công nghiệp đó. Và dư địa lớn cho TP.HCM phát triển công nghiệp dịch vụ vì cảng biển, ngân hàng, hệ thống sân bay...đều ở đây” - TS. Trương Minh Huy Vũ nói.

Cần người điều phối đủ tầm và lực

Theo Dự thảo Đề án phát triển công nghiệp TP.HCM 2025 đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, TP.HCM đề ra mục tiêu phát triển công nghiệp thời gian tới là công nghiệp chất lượng cao, công nghệ cao, công nghiệp sinh thái…. Tuy nhiên, để tái cơ cấu ngành công nghiệp nghiệp hiện hữu, nhất là những ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo… thì yếu tố quan trọng là xây dựng liên kết Vùng để phát huy lợi thế của các tỉnh lân cận về quỹ đất.

Thời gian qua, Trung ương đã có nhiều Nghị quyết về phát triển vùng kinh tế Đông Nam bộ. Song, việc liên kết này trong phát triển công nghiệp chưa rõ nét.

Ông Trần Việt Hà, Phó trưởng Ban quản lý Các KCX-KCN TP.HCM (Hepza) cho rằng, cẩn có một người đủ tầm, đủ lực để thúc đẩy việc liên kết này trong ngành công nghiệp nói riêng, liên kết trong các lĩnh vực khác nói chung.

“Chúng ta sắp xếp hợp lý đó là phát huy tốt nhất các thế mạnh của từng địa phương và thế mạnh tổng hợp của các địa phương khi liên kết với nhau. Đó là về liên kết kinh tế, chuỗi cung liên kết ngành, vận chuyển, logistics, nguồn nhân lực, các dịch vụ hỗ trợ” - ông Trần Việt Hà nói.

Liên kết vùng để phát huy lợi thế từng địa phương, xây dựng chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp là điều mà TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam cần đẩy mạnh phối hợp hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng cần chuẩn bị nguồn lực tốt để đón dòng vốn đầu tư mới, đón những nhà đầu tư lớn ở lĩnh vực công nghệ cao phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp hiện nay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp TP.HCM đồng thuận phát triển kinh tế xanh
Doanh nghiệp TP.HCM đồng thuận phát triển kinh tế xanh

VOV.VN - TP.HCM đang tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó xác định tăng trưởng xanh là động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp TP.HCM đồng thuận phát triển kinh tế xanh

Doanh nghiệp TP.HCM đồng thuận phát triển kinh tế xanh

VOV.VN - TP.HCM đang tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó xác định tăng trưởng xanh là động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp ở TP.HCM đảm bảo nguồn dự trữ gạo theo yêu cầu
Doanh nghiệp ở TP.HCM đảm bảo nguồn dự trữ gạo theo yêu cầu

VOV.VN - Giá gạo tại một số chợ truyền thống ở TP.HCM đã tăng từ 2.000-3.000 đồng/kg do ảnh hưởng biến động của giá gạo thế giới. Trước tình hình này, Sở Công thương TP.HCM vừa có văn bản  4641/SCT-QLTM về thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng gạo.

Doanh nghiệp ở TP.HCM đảm bảo nguồn dự trữ gạo theo yêu cầu

Doanh nghiệp ở TP.HCM đảm bảo nguồn dự trữ gạo theo yêu cầu

VOV.VN - Giá gạo tại một số chợ truyền thống ở TP.HCM đã tăng từ 2.000-3.000 đồng/kg do ảnh hưởng biến động của giá gạo thế giới. Trước tình hình này, Sở Công thương TP.HCM vừa có văn bản  4641/SCT-QLTM về thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng gạo.

Gần 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu Nam TP.HCM đang "khát" vốn
Gần 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu Nam TP.HCM đang "khát" vốn

VOV.VN - Lãnh đạo huyện Bình Chánh - địa phương tập trung nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp của TP.HCM đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn, nhằm lắng nghe ý kiến, tìm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp.

Gần 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu Nam TP.HCM đang "khát" vốn

Gần 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu Nam TP.HCM đang "khát" vốn

VOV.VN - Lãnh đạo huyện Bình Chánh - địa phương tập trung nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp của TP.HCM đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn, nhằm lắng nghe ý kiến, tìm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp.