Ngành thép Việt Nam cần tăng năng lực cạnh tranh để mở rộng thị trường

VOV.VN - Ngành thép đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện chống bán phá giá từ các nước nhập khẩu. Điều này khiến xuất khẩu thép đã và đang gặp nhiều khó khăn. 

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện, năng lực sản xuất của ngành thép trong nước đạt khoảng 30 triệu tấn/năm. Với quy mô này, ngành thép Việt Nam được đánh giá đứng đầu các nước Đông Nam Á. Dự báo, năm 2018, tăng trưởng của ngành sẽ đạt 20-22%.

Song song với sự tăng trưởng đầy ấn tượng, thời gian gần đây ngành thép chịu nhiều áp lực do tình hình bảo hộ thương mại. Đây là ngành đang phải đối mặt nhiều nhất với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp từ các nước nhập khẩu và bị áp thuế chống bán phá giá từ các quốc gia khác như: Mỹ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia... Điều này khiến việc xuất khẩu thép của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Thép là ngành phải đối mặt nhiều nhất với các vụ kiện chống bán phá giá từ các nước nhập khẩu. (Ảnh: KT)

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, tính đến cuối năm 2017, trong số 124 vụ kiện điều tra phòng vệ thương mại với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, thì có tới 30 vụ kiện liên quan đến thép, chủ yếu là các vụ điều tra chống bán phá giá.

Điển hình, mới đây, Indonesia đã chính thức công bố áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn màu nhập khẩu từ Việt Nam ở mức từ 12,01% đến 28,49% trong 5 năm.

Ngày 12/6 vừa qua, một số doanh nghiệp sản xuất thép tại Hoa Kỳ đã nộp yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đối với sản phẩm thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam...

Trước tình hình này, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, thế giới hiện nay đang rộ lên phong trào về chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Các nước đang tích cực sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại để kiện lại hàng hóa xuất khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam.

Theo ông Sưa, việc sử dụng công cụ bảo hộ thương mại sẽ tạo ra hàng rào thuế quan cản trở việc xuất khẩu thép của Việt Nam sang các nước, gây khó khăn cho việc xuất khẩu. Ngành thép sẽ phải đóng thêm một khoản chi phí, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thép sẽ giảm đi.

Trong khi đó, thị trường thép trong nước lại hứa hẹn nhiều triển vọng và có nhiều tiềm năng phát triển. Cụ thể, năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu được 4,7 triệu tấn sang các nước, trong đó nhiều nhất là các nước Asean, Mỹ, EU và một số thị trường khác. Riêng 4 tháng đầu năm nay, lượng thép xuất khẩu đã đạt gần 2 triệu tấn…

Ông Sưa cho rằng, để đảm bảo tăng trưởng của ngành thép, Nhà nước cần  có những chính sách, biện pháp kiểm soát chặt nguồn thép nhập khẩu để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước; tiếp tục thúc đẩy các chính sách phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô song song với ổn định lãi suất ngân hàng, tạo niềm tin cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh hội nhập và các biện pháp tự vệ được áp dụng nhiều như hiện nay.

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tôn Đông Á cho hay, việc các nước áp dụng các biện pháp bảo hộ đang gây khó khăn cho xuất khẩu của ngành thép. Lường trước được điều này, nhiều năm nay, Tôn Đông Á đã tập trung đầu tư công nghệ để sản xuất ra sản phẩm thép có chất lượng cao. Bởi công nghệ tốt không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn bảo đảm tiêu chuẩn lượng của sản phẩm thép, giúp tôn thép Việt Nam thuận lợi và tự tin hơn khi bước ra sân chơi quốc tế. Làm được điều này sẽ khẳng định được uy tín, thương hiệu thép Việt Nam đồng thời hạn chế việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ các nước, gây khó khăn cho ngành thép Việt Nam.

Để chống lại các vụ phòng vệ thương mại của các nước đối với sản phẩm thép xuất khẩu, ông Nguyễn Văn Sưa khuyến nghị: “Các doanh nghiệp cần  chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thép của mình vì chỉ có nâng cao được năng lực cạnh tranh mới có thể mở rộng thị trường xuất khẩu; phải nâng cao nhận thức, hiểu biết về luật lệ thương mại quốc tế cũng như luật lệ thương mại của các nước xuất khẩu sang để hạn chế những thiệt hại không đáng có.

Đồng thời, nên tránh tập trung vào một vài thị trường để khi sản lượng xuất khẩu tăng lên, họ có cớ kiện lại và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngăn cản việc xuất khẩu của chúng ta”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ áp thuế nhập khẩu thép và nhôm: EU sẵn sàng đáp trả
Mỹ áp thuế nhập khẩu thép và nhôm: EU sẵn sàng đáp trả

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng áp đặt các biện pháp đáp trả trước việc Mỹ áp thuế nhập khẩu thép, nhôm mới.

Mỹ áp thuế nhập khẩu thép và nhôm: EU sẵn sàng đáp trả

Mỹ áp thuế nhập khẩu thép và nhôm: EU sẵn sàng đáp trả

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng áp đặt các biện pháp đáp trả trước việc Mỹ áp thuế nhập khẩu thép, nhôm mới.

Đức: Liệu “bà đầm thép” A.Merkel có vượt qua được bão táp chính trị?
Đức: Liệu “bà đầm thép” A.Merkel có vượt qua được bão táp chính trị?

VOV.VN - "Xung đột" giữa Thủ tướng Đức Merkel và Bộ trưởng Nội vụ Seehofer đang đe doạ sự tan rã của chính phủ Đức chỉ sau chưa đầy hai tháng thành lập. 

Đức: Liệu “bà đầm thép” A.Merkel có vượt qua được bão táp chính trị?

Đức: Liệu “bà đầm thép” A.Merkel có vượt qua được bão táp chính trị?

VOV.VN - "Xung đột" giữa Thủ tướng Đức Merkel và Bộ trưởng Nội vụ Seehofer đang đe doạ sự tan rã của chính phủ Đức chỉ sau chưa đầy hai tháng thành lập. 

Nhật Bản khởi kiện Hàn Quốc lên WTO vì áp thuế chống bán phá giá thép
Nhật Bản khởi kiện Hàn Quốc lên WTO vì áp thuế chống bán phá giá thép

VOV.VN - Nếu hai nước không đạt được thỏa thuận thỏa đáng trong quá trình tham vấn, Nhật Bản có thể sẽ yêu cầu WTO thành lập một ủy ban để xét xử.

Nhật Bản khởi kiện Hàn Quốc lên WTO vì áp thuế chống bán phá giá thép

Nhật Bản khởi kiện Hàn Quốc lên WTO vì áp thuế chống bán phá giá thép

VOV.VN - Nếu hai nước không đạt được thỏa thuận thỏa đáng trong quá trình tham vấn, Nhật Bản có thể sẽ yêu cầu WTO thành lập một ủy ban để xét xử.

Siết chặt nhập khẩu sắt thép phế liệu vào Việt Nam
Siết chặt nhập khẩu sắt thép phế liệu vào Việt Nam

VOV.VN - Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết, tính hết tháng 5/2018, cả nước nhập khẩu hơn 2 triệu tấn sắt thép phế liệu.

Siết chặt nhập khẩu sắt thép phế liệu vào Việt Nam

Siết chặt nhập khẩu sắt thép phế liệu vào Việt Nam

VOV.VN - Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết, tính hết tháng 5/2018, cả nước nhập khẩu hơn 2 triệu tấn sắt thép phế liệu.