Ngày Quốc tế Lao động 1/5: Bảo vệ nguồn lực lao động trong đại dịch

VOV.VN - Ngày quốc tế Lao động 1/5 năm nay là cơ hội để các nước gia tăng tiếng nói trong việc bảo vệ nguồn lực lao động trong đại dịch.

Thế giới năm 2020 mất đi 255 triệu việc làm toàn thời gian, gần gấp 4 lần số việc làm bị giảm sút trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009. Những con số này cho thấy đại dịch Covid-19 khiến thị trường việc làm và người lao động trên toàn thế giới phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Ngày quốc tế Lao động 1/5 năm nay là cơ hội để các nước gia tăng tiếng nói trong việc bảo vệ nguồn lực lao động trong đại dịch.

Hệ lụy của “cơn bão” Covid-19 là rất nghiêm trọng khi số lượng người mất việc làm tăng cao đáng báo động. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), dịch Covid-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất mà thị trường việc làm toàn cầu trải qua kể từ thời kỳ Đại suy thoái những năm 1930.

Ở một khía cạnh khác, đại dịch cũng gây những rủi ro đáng kể, đe dọa sự an toàn và sức khỏe của người lao động. Mất việc làm thời gian dài cũng dẫn tới những hệ lụy như người lao động mất đi kỹ năng, tài năng và năng lượng, gây tổn thất cho gia đình và toàn xã hội.

Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder cho rằng, đây thực sự là một nguy cơ "thực tiễn" về một thế hệ "mất định hướng" do tác động của đại dịch Covid-19. "Thiệt hại là rất lớn và có sự phân bổ không đồng đều giữa các vùng, giữa các lĩnh vực khác nhau của lực lượng lao động. Những người dễ bị tổn thương nhất là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất”.

Năm thứ 2 thế giới đón Ngày quốc tế Lao động trong bối cảnh dịch Covid vẫn hoành hành, ILO kêu gọi tập trung vào những chiến lược nhằm bảo vệ việc làm, cũng như tăng cường an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc cho người lao động, qua đó xây dựng khả năng ứng phó với các cuộc khủng hoảng y tế tương tự có thể xảy ra trong tương lai. 

Theo đó, các quốc gia cần hỗ trợ đặc biệt cho những nhóm và lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng nhất, cũng như cho những nhóm có thể tạo nhiều việc làm một cách nhanh chóng. Các nước nghèo hơn, có ít nguồn lực để thúc đẩy phục hồi thị trường việc làm hơn cũng cần được hỗ trợ.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhân ngày Quốc tế lao động, các quốc gia cũng đưa ra các giải pháp, thông điệp bảo vệ người lao động trong đại dịch. Tổng thống Cộng hòa Ailen Michael D. Higgins nhấn mạnh một số bài học cần rút ra từ đại dịch. Trước hết là tầm quan trọng của cộng đồng, sự quan tâm và đoàn kết lẫn nhau ở quy mô quốc gia và quốc tế.

“Tại Ailen chúng tôi đã thấy nhiều ví dụ về cách mọi người hỗ trợ lẫn nhau. Ở phạm vi quốc gia, chúng ta đã thấy làm thế nào để chính phủ có thể huy động các nguồn lực của mình một cách hiệu quả để đảm bảo rằng tất cả các thành viên của xã hội đều được bảo vệ. Tuy nhiên, về khía cạnh quan trọng nhất, sự đoàn kết ở cấp độ toàn cầu cần phải được củng cố và tăng cường hơn nữa”, Tổng thống Michael D. Higgins nêu rõ.

Thủ tướng Singapore Lí Hiển Long cũng đánh giá cao vao trò và hiệu quả của các tổ chức Liên đoàn lao động giúp đỡ lực lượng lao động trong cuộc khủng hoảng Covid. Điều này đã giúp tỷ lệ thất nghiệp ở Singapore giảm so với các nước khác trên thế giới.

Thủ tướng Lí Hiển Long cũng khẳng định, đại dịch Covid đã thúc đẩy xu hướng số hóa, tự động hóa trên tất cả các lĩnh vực, là cơ hội mở ra cho người lao động. Vì vậy các quốc gia cần phải chuyển đổi nền kinh tế cho một thế giới khác, hậu Covid-19. Dự kiến có nhiều cuộc tuần hành trên khắp thế giới trong ngày hôm nay (1/5) kêu gọi bảo vệ quyền lợi của người lao động trong đại dịch"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chậm cải tiến năng suất lao động khó đạt mục tiêu tăng trưởng
Chậm cải tiến năng suất lao động khó đạt mục tiêu tăng trưởng

VOV.VN - Cần đẩy nhanh hoạt động đổi mới sáng tạo, cải tiến năng suất chất lượng, nâng cao năng suất lao động mới tăng sức cạnh tranh của các DN để đạt các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. 

Chậm cải tiến năng suất lao động khó đạt mục tiêu tăng trưởng

Chậm cải tiến năng suất lao động khó đạt mục tiêu tăng trưởng

VOV.VN - Cần đẩy nhanh hoạt động đổi mới sáng tạo, cải tiến năng suất chất lượng, nâng cao năng suất lao động mới tăng sức cạnh tranh của các DN để đạt các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. 

Phấn đấu tăng năng suất lao động bình quân trên 7,5%/năm
Phấn đấu tăng năng suất lao động bình quân trên 7,5%/năm

VOV.VN - Theo Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 – 2030, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đạt mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân trên 7,5%/năm.

Phấn đấu tăng năng suất lao động bình quân trên 7,5%/năm

Phấn đấu tăng năng suất lao động bình quân trên 7,5%/năm

VOV.VN - Theo Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 – 2030, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đạt mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân trên 7,5%/năm.

Thất nghiệp do kinh tế số là khởi đầu tăng trưởng năng suất lao động
Thất nghiệp do kinh tế số là khởi đầu tăng trưởng năng suất lao động

VOV.VN - Thất nghiệp do kinh tế số là khởi đầu của một kỷ nguyên phát triển "khủng khiếp" của loài người, dẫn tới tăng trưởng năng suất lao động "đột biến".

Thất nghiệp do kinh tế số là khởi đầu tăng trưởng năng suất lao động

Thất nghiệp do kinh tế số là khởi đầu tăng trưởng năng suất lao động

VOV.VN - Thất nghiệp do kinh tế số là khởi đầu của một kỷ nguyên phát triển "khủng khiếp" của loài người, dẫn tới tăng trưởng năng suất lao động "đột biến".