Người cựu chiến binh thương tật nặng, vượt khó vươn lên làm giàu

VOV.VN - Đó là tấm gương sản xuất giỏi của ông Nguyễn Văn Sơn, một cựu chiến binh ở ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang rất đáng trân trọng.

Hiện nay, nhiều người dân ở ấp Bình Long, xã Thanh Bình luôn khen ngợi về ý chí, nghị lực trong lao động sản xuất của ông Nguyễn Văn Sơn. Bởi ông là một thương binh loại nặng nhưng đã vượt qua nghịch cảnh, khẳng định được bản thân dù “tàn nhưng không phế”.

Ông Nguyễn Văn Sơn trước đây đi bộ đội làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. Năm 1987, trong chuyến tuần tra tuyến đường biên giới Campuchia - Việt Nam, ông chạm phải mìn 652B (loại mìn tự động) bị mất nguyên cánh tay trái, cụt 3 ngón tay của bàn tay phải và hỏng 1 mắt trái, được công nhận thương binh 1/4.

Xuất ngũ về địa phương với thương tật nặng, ông Sơn suy nghĩ phải quyết tâm khắc phục hoàn cảnh, không dựa vào nguồn trợ cấp thương tật của nhà nước để khẳng định bản chất của người lính Cụ Hồ không đầu hàng số phận. Được cha mẹ cho riêng 3 công đất ruộng, ông trồng lúa, chăn nuôi heo và mở dịch vụ buôn bán tạp hóa. Công việc khá vất vả đối với một người thương binh mới lành vết thương, nhưng ông Sơn đã không ngại khó, ngại khổ và vượt qua, trước sự thán phục của mọi người.

Cảm động trước nghị lực phi thường của người cựu chiến binh, bà Dương Thị Ngọc Phương – người phụ nữ cùng xóm đã đem lòng yêu thương và chấp nhận làm vợ ông. Sau khi cưới vợ, như được tiếp thêm sức mạnh, ông Nguyễn Văn Sơn càng hăng say lao động sản xuất; mở trại nuôi heo nái, bò thịt, mua máy bơm để bơm nước thuê cho người dân có nhu cầu và chuyển đất lúa sang trồng cây thanh long. Dù mất sức 81% nhưng ông vẫn lao động cật lực, phải thức khuya, dậy sớm. Những công việc khó khăn ngoài khả năng do hạn chế di chuyển thì có người vợ trợ giúp. Đồng vợ, đồng chồng công việc làm ăn thuận lợi, sau mỗi mùa vụ đều có tiền dư dành dụm. Tích góp từ lao động, vợ chồng người thương binh này đã mua thêm đất và đến nay đã làm chủ được 1 ha đất. Toàn diện tích đất này được ông đầu tư trồng cây thanh long, nay đã 7 năm tuổi.

Trước đây, nhờ giá trái thanh long ổn định ở mức cao nên vườn cây của ông cho thu nhập khá. Mỗi năm, ông bán hàng chục tấn trái thanh long, thu lãi trên 300 triệu đồng, có năm thu được gần 500 triệu đồng. Nhờ chăm lo lao động, cuộc sống gia đình ông Nguyễn Văn Sơn từ nghèo khó đã vươn lên khá giả, xây được căn nhà khang trang với đủ tiện nghi trong sinh hoạt.

“Mình là lính Cụ Hồ khi bị thương về phải tự lực cánh sinh. Từ chỗ đó mình phấn đấu lao động, làm ruộng, trồng rẫy, chăn nuôi...Về mình phải tạo dựng chứ gia đình cha mẹ nghèo mà. Mình nghèo thì phải cố vượt lên, cuộc sống gia đình bây giờ ổn. Bây giờ cũng lao động phụ với con, chăn nuôi, trồng thanh long do lớn tuổi rồi nên không làm được nhiều”, ông Nguyễn Văn Sơn chia sẻ.

Còn bà Dương Thị Ngọc Phương, người phụ nữ đã gắn bó từ những năm tháng gian khổ, tần tảo với chồng cũng cảm phục trước sự vượt lên số phận của ông Sơn: “Mình thấy ổn, đối xử đàng hoàng, lao động cực lắm. Ổng bơi xuồng máy, làm ruộng, làm cái gì cũng được hết. Cái nào ổng làm được thì làm, còn lại tôi gánh vác, cực khổ lắm. Do trồng thanh long mới có tiền mua tủ, mua ghế, xây nhà. Vợ chồng tự tạo hết, rất hài lòng”.

Theo lãnh đạo UBND xã Thanh Bình, ông Nguyễn Văn Sơn, không chỉ chăm lo lao động sản xuất, vượt qua số phận mà còn là một công dân gương mẫu tại địa phương. Ông và gia đình luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tích cực đóng góp xây dựng xóm ấp. Dù thương tật nặng, đi lại khó khăn nhưng ông có mặt đầy đủ các buổi hội họp, sinh hoạt của Hội Cựu chiến binh xã và là nhân tố điển hình.

“Ông Sơn là một trong những hội viên Hội cựu chiến binh tiêu biểu. Ông không lành lặn như người ta nhưng chịu khó, chịu cực rồi tự phấn đấu vươn lên, để không thua thiệt so người khác. Hiện tại ông là một trong những hộ khá, nói khá là khiêm tốt chứ thật chất là giàu”, ông Trần Ngọc Dung, chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thanh Bình cho hay.

Ở tuổi 64, di chứng của các vết thương đôi lúc vẫn còn tái phát nhưng tinh thần, ý chí ham mê lao động của người cựu chiến binh này vẫn luôn cháy bỏng. Ông Nguyễn Văn Sơn cho biết, tiếp tục cùng vợ con chăm sóc vườn thanh long đạt năng suất, chất lượng cao và nhân rộng đàn bò thịt để có nguồn thu nhập ngày càng cao, khẳng định bản thân dù “tàn nhưng không phế”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiên Giang góp vốn xoay vòng theo vụ lúa – giúp nhau thoát nghèo ở vùng biên
Kiên Giang góp vốn xoay vòng theo vụ lúa – giúp nhau thoát nghèo ở vùng biên

VOV.VN - Tổ góp vốn xoay vòng theo vụ lúa của chi hội Phụ nữ ấp Cỏ Quen, xã Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang ra đời từ năm 2013, đến nay đã gần 10 năm vẫn được duy trì và phát triển hiệu quả. Nhờ tổ góp vốn, nhiều chị em hội viên nghèo có tiền để đầu tư sản xuất, vươn lên khấm khá.

Kiên Giang góp vốn xoay vòng theo vụ lúa – giúp nhau thoát nghèo ở vùng biên

Kiên Giang góp vốn xoay vòng theo vụ lúa – giúp nhau thoát nghèo ở vùng biên

VOV.VN - Tổ góp vốn xoay vòng theo vụ lúa của chi hội Phụ nữ ấp Cỏ Quen, xã Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang ra đời từ năm 2013, đến nay đã gần 10 năm vẫn được duy trì và phát triển hiệu quả. Nhờ tổ góp vốn, nhiều chị em hội viên nghèo có tiền để đầu tư sản xuất, vươn lên khấm khá.

Cây sả "bén duyên" trên đất cù lao, giúp nông dân Tiền Giang thoát nghèo
Cây sả "bén duyên" trên đất cù lao, giúp nông dân Tiền Giang thoát nghèo

VOV.VN - Gần đây, diện tích cây sả thương phẩm ở tỉnh Tiền Giang liên tục tăng. Đặc biệt, tại vùng đất cù lao Tân Phú Đông rất thích hợp với loại cây trồng này. Nhờ trồng cây sả, nhiều nông dân vùng đất khó đã thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống.

Cây sả "bén duyên" trên đất cù lao, giúp nông dân Tiền Giang thoát nghèo

Cây sả "bén duyên" trên đất cù lao, giúp nông dân Tiền Giang thoát nghèo

VOV.VN - Gần đây, diện tích cây sả thương phẩm ở tỉnh Tiền Giang liên tục tăng. Đặc biệt, tại vùng đất cù lao Tân Phú Đông rất thích hợp với loại cây trồng này. Nhờ trồng cây sả, nhiều nông dân vùng đất khó đã thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống.

Cánh kiến trắng – mỏ nguyên liệu giúp đồng bào dân tộc miền núi thoát nghèo
Cánh kiến trắng – mỏ nguyên liệu giúp đồng bào dân tộc miền núi thoát nghèo

VOV.VN - Cánh kiến trắng hiện được coi như “vàng trắng”, “lộc Phật”. Khu rừng trồng cánh kiến trắng nay đã trở thành “mỏ nguyên liệu” giúp đồng bào dân tộc miền núi thoát nghèo.

Cánh kiến trắng – mỏ nguyên liệu giúp đồng bào dân tộc miền núi thoát nghèo

Cánh kiến trắng – mỏ nguyên liệu giúp đồng bào dân tộc miền núi thoát nghèo

VOV.VN - Cánh kiến trắng hiện được coi như “vàng trắng”, “lộc Phật”. Khu rừng trồng cánh kiến trắng nay đã trở thành “mỏ nguyên liệu” giúp đồng bào dân tộc miền núi thoát nghèo.