Người giàu Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài sinh sống

VOV.VN - Tỷ lệ người siêu giàu Trung Quốc đã hoặc muốn di cư sang nước ngoài tăng lên mức 64% trong năm 2013.

Tiền có thể mua được rất nhiều thứ, nhưng đối với giới siêu giàu Trung Quốc, tiền bạc cũng không thể ngay lập tức giúp họ làm sạch bầu không khí, giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm hoặc cải thiện môi trường học tập sánh ngang với Harvard. Tuy nhiên, tiền vẫn có thể mua được những thứ đem lại lợi ích tương tự: thị thực ra nước ngoài.

 

  Người dân Trung Quốc di cư ra nước ngoài do môi trường sống tại nước này
ngày càng có nhiều vấn đề

Một báo cáo mới công bố của Tạp chí Hurun và Cơ quan Tư vấn Thị thực Trung Quốc cho biết, ngày càng nhiều người dân Trung Quốc thuộc nhóm siêu giàu tận dụng lợi thế từ các chương trình thị thực đầu tư để thoát khỏi những vấn đề nghiêm trọng mà phần lớn người dân Trung Quốc đang phải đối mặt song không có phương án giải quyết nào.

Theo số liệu thống kê của Hurun công bố hồi tháng 1, tỷ lệ người siêu giàu Trung Quốc đã hoặc muốn di cư tăng lên mức 64% trong năm 2013. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, hầu hết người Trung Quốc có kế hoạch vĩnh viễn ở lại nước ngoài. Khảo sát được thực hiện trên 114 người di cư, cho thấy chất lượng giáo dục, ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm là những lý do phổ biến nhất. Các lý do tiếp theo bao gồm an sinh xã hội và hệ thống chăm sóc y tế.

Tuy nhiên, việc xin thị thực không phải là điều dễ dàng. Nhiều người thường đi ra nước ngoài thông qua chương trình thị thực đầu tư, chương trình đòi hỏi họ phải đầu tư một khoản tiền khá lớn vào nền kinh tế của nước muốn sang sinh sống. Ví dụ, chương trình visa EB-5 của Mỹ sẽ cấp thẻ xanh cho bất kỳ ai đầu tư 1 triệu USD vào Mỹ (hoặc 500.000 USD vào khu vực ngành nghề có tỷ lệ thất nghiệp cao) và cung cấp ít nhất 100 việc làm cho người lao động Mỹ.

Do vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi hy vọng có thể nhập cư là lý do cao thứ ba khiến người giàu Trung Quốc muốn đầu tư ra nước ngoài. Trung bình, đầu tư nước ngoài chiếm 16% tổng tài sản của người di cư từ Trung Quốc. Các công dân của Trung Quốc cũng là bộ phận hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình của Mỹ, chiếm tới 80% số thị thực được cấp theo chương trình EB-5 trong năm 2012.

Mặc dù Mỹ và Canada đang là những điểm đến hàng đầu, Canada sẽ sớm tụt hạng trong vài năm tới do nước này đã tạm hủy chương trình thị thực đầu tư. Tháng 2 vừa qua, chính phủ Canada đã bất ngờ quyết định chấm dứt cấp thị thực đối với hơn 60.000 trường hợp đang chờ xử lý. Thậm chí, thông báo này đã khiến cục xuất nhập cảnh cảu Canada bị kiện ra tòa bởi 1.400 công dân Trung Quốc.

Báo cáo cũng cho biết, mặc dù người giàu Trung Quốc sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để chuyển sang sinh sống ở nước ngoài, họ vẫn thấy khoản tiền trị giá 1 triệu USD đầu tư vào Mỹ khá lớn và mức này chỉ nên vào khoảng 800.000 USD./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật giảm đầu tư vào Trung Quốc, chuyển hướng sang Đông Nam Á
Nhật giảm đầu tư vào Trung Quốc, chuyển hướng sang Đông Nam Á

VOV.VN - Đầu tư của các công ty Nhật Bản vào Trung Quốc trong quý I/2014 đã giảm 46,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhật giảm đầu tư vào Trung Quốc, chuyển hướng sang Đông Nam Á

Nhật giảm đầu tư vào Trung Quốc, chuyển hướng sang Đông Nam Á

VOV.VN - Đầu tư của các công ty Nhật Bản vào Trung Quốc trong quý I/2014 đã giảm 46,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh nghiệp châu Âu bi quan với tương lai tại Trung Quốc
Doanh nghiệp châu Âu bi quan với tương lai tại Trung Quốc

VOV.VN - Các công ty thành viên EuroCham đã mất gần 30 tỷ USD doanh thu năm 2013 do rào cản chính sách khi gia nhập thị trường Trung Quốc.

Doanh nghiệp châu Âu bi quan với tương lai tại Trung Quốc

Doanh nghiệp châu Âu bi quan với tương lai tại Trung Quốc

VOV.VN - Các công ty thành viên EuroCham đã mất gần 30 tỷ USD doanh thu năm 2013 do rào cản chính sách khi gia nhập thị trường Trung Quốc.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống dưới 7%
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống dưới 7%

VOV.VN - Trung Quốc cũng có thể sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng mà chính phủ đề ra cho năm 2014 là khoảng 7,5%.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống dưới 7%

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống dưới 7%

VOV.VN - Trung Quốc cũng có thể sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng mà chính phủ đề ra cho năm 2014 là khoảng 7,5%.

Lạm phát tháng 5 của Trung Quốc cao nhất trong vòng 4 tháng
Lạm phát tháng 5 của Trung Quốc cao nhất trong vòng 4 tháng

VOV.VN - Lạm phát tăng cao có thể giúp giảm bớt những lo ngại về nguy cơ giảm phát của nền kinh tế Trung Quốc.  

Lạm phát tháng 5 của Trung Quốc cao nhất trong vòng 4 tháng

Lạm phát tháng 5 của Trung Quốc cao nhất trong vòng 4 tháng

VOV.VN - Lạm phát tăng cao có thể giúp giảm bớt những lo ngại về nguy cơ giảm phát của nền kinh tế Trung Quốc.