Người trồng rau Hà Nội khó khăn sau bão

VOV.VN- Sau bão số 5 và số 6 vừa qua, nhiều diện tích rau ở ngoại thành Hà Nội bị thiệt hại nặng, năng suất giảm mạnh...

Tại huyện Đông Anh, Hà Nội, nhiều diện tích rau cải các loại, rau đay, cà tím, bí xanh…bị thối gốc do mưa kéo dài, trong đó, thiệt hại nhất là rau ăn lá. Trái với khung cảnh bận rộn trước đây, trên đồng rau chỉ lác đác vài nông dân đang làm đất, rắc phân, tạo hàng để chuẩn bị trồng lứa rau mới.

Những cây con đóng trong bầu để la liệt trên bờ ruộng, chuẩn bị trồng thay thế những lứa rau bị hỏng do úng ngập. Anh Nguyễn Xuân Thủy, một nông dân trồng rau ở xã Nam Hồng cho biết, gia đình trồng gần ba sào cải ngọt, cải chíp và cải mơ nhưng do mưa kéo dài nên gần 60% diện tích có nguy cơ bị thối. Mặc dù giá rau bán ra có tăng nhưng thu nhập của nông dân vẫn thấp.

Nông dân ngoại thành Hà Nội chuẩn bị trồng lứa ra mới.

Anh Trần Xuân Thủy cho biết: “Đợt bão vừa qua, rau bị chết 50%, các nhà có rau cải nát hết, nhũn hết, héo hết, nhiều bà con phải cấy lại, cấy bằng phương pháp cấy dặm thôi. Sau bão, bà con phải tiếp tục trồng cho kịp thời vụ”.

Chị Nguyễn Thị Linh, hộ nông dân trồng rau ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì cho biết, gia đình có 2 sào rau cải đã đến lứa thu hoạch nhưng bão gây mưa lớn, úng ngập hỏng hơn một nửa. Những ngày qua, gia đình chị tranh thủ xuống đồng chăm sóc những cây còn sống sót, trồng mới những diện tích đã chết với hy vọng vớt vát được phần nào đó.

Để giúp đỡ bà con nhanh chóng ổn định lại sản xuất, các quận huyện trên địa bàn Hà Nội đã tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nông dân tiêu úng, chăm sóc những cây trồng còn sống và dọn dẹp ruộng rau bị hư hỏng do ngập nước.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Anh, Phó Phòng kinh tế huyện Thanh Trì cho biết: “Sau cơn bão số 6, tình hình sản xuất của bà con cũng bị xáo trộn. Chúng tôi đã hướng dẫn bà con chăm sóc những diện tích lúa, rau sau rút nước, chống đổ; đối với các loại rau thì dọn những cây bị chết do ngập nước và sẽ dọn vệ sinh đồng ruộng, bón phân cho cây phát triển”.

Đến thời điểm này, giá rau xanh tại Hà Nội vẫn đang ở mức cao, có những loại giá cao gấp đôi so với trước đây như rau muống, rau cải, giá đỗ. Không chỉ Hà Nội mà các địa phương lân cận như Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc là những nơi cung cấp nguồn rau xanh chủ yếu cho Hà Nội cũng bị thiệt hại lớn do mưa bão. Vì vậy, chính quyền và ngành chức năng các địa phương cần có những phương án hỗ trợ tích cực giúp người nông dân nhanh chóng khôi phục diện tích rau bị ngập úng, tăng cường sản xuất cây trồng vụ đông, nhất là các loại rau ngắn ngày, bổ sung nhanh nguồn rau xanh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những hình ảnh sau bão số 6 tại Thanh Hóa
Những hình ảnh sau bão số 6 tại Thanh Hóa

VOV.VN - Tối 7/8, bão số 6 cập bờ Thanh Hóa với sức gió mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11, sau đó suy yếu dần.

Những hình ảnh sau bão số 6 tại Thanh Hóa

Những hình ảnh sau bão số 6 tại Thanh Hóa

VOV.VN - Tối 7/8, bão số 6 cập bờ Thanh Hóa với sức gió mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11, sau đó suy yếu dần.

Sau bão, giá cả thực phẩm tăng cao đột biến
Sau bão, giá cả thực phẩm tăng cao đột biến

VOV.VN - Giá ở chợ thì tăng đột biến trong khi ở các siêu thị, các điểm bình ổn giá, các mặt hàng rau quả…cơ bản ổn định.

Sau bão, giá cả thực phẩm tăng cao đột biến

Sau bão, giá cả thực phẩm tăng cao đột biến

VOV.VN - Giá ở chợ thì tăng đột biến trong khi ở các siêu thị, các điểm bình ổn giá, các mặt hàng rau quả…cơ bản ổn định.

Bắc Ninh khẩn trương gia cố sạt lở đê điều sau bão
Bắc Ninh khẩn trương gia cố sạt lở đê điều sau bão

VOV.VN - Sau 2 cơn bão, Bắc Ninh đã chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương huy động nhân lực, vật lực tu sửa để đảm bảo an toàn.

Bắc Ninh khẩn trương gia cố sạt lở đê điều sau bão

Bắc Ninh khẩn trương gia cố sạt lở đê điều sau bão

VOV.VN - Sau 2 cơn bão, Bắc Ninh đã chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương huy động nhân lực, vật lực tu sửa để đảm bảo an toàn.