Nhật Bản thâm hụt thương mại tháng thứ 5 liên tiếp

VOV.VN - Trong 11 vừa qua, cán cân thương mại của Nhật Bản tiếp tục chìm trong sắc đỏ và ở mức hơn 117,6 tỷ yên (gần 770 triệu USD). Đây cũng là tháng thứ 5 liên tiếp cán cân thương mại của Nhật Bản bị thâm hụt.

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản công bố vào sáng nay (18/12), cán cân thương mại của nước này trong tháng 11 vừa qua tiếp tục chìm trong sắc đỏ và ở mức hơn 117,6 tỷ yên (tương đương khoảng gần 770 triệu USD), là tháng thâm hụt thứ 5 liên tiếp.

Tuy nhiên, con số này đã giảm một cách mạnh mẽ nếu so sánh với những tháng trước đó. Cụ thể, thâm hụt thương mại trong tháng 10 của Nhật Bản là 4,2 tỷ USD, thâm hụt trong tháng 9 là khoảng 1,9 tỷ USD, trong khi thâm hụt trong tháng 8 khoảng 4,9 tỷ USD...

Cũng trong tháng 11 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đạt mức 9.152,4 tỷ yên (khoảng 60 tỷ USD), tăng 3,8% so với cùng tháng của năm 2023, và là mức cao nhất trong tháng 11 kể từ năm 1979 đến nay. Điều này đạt được là do sự gia tăng xuất khẩu trong các lĩnh vực, như kim loại màu, xây dựng và ô tô…, những mặt hàng được đánh giá có nhu cầu ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 11 ở mức 9.270 nghìn tỷ yên (khoảng 67,7 tỷ USD), giảm 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do giá dầu thô giảm, nhưng quy mô nhập khẩu liên quan đến năng lượng, như LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) vẫn ở mức cao, dẫn đến cán cân thương mại của Nhật Bản tiếp tục bị thâm hụt.

Những số liệu tích cực này cho thấy nền kinh tế Nhật Bản đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, sự suy giảm nhu cầu toàn cầu vẫn là một nỗi lo lớn đối với đất nước vốn phụ thuộc vào xuất khẩu như Nhật Bản. Bên cạnh đó, với việc đồng yên tiếp tục mất giá so với đồng USD, đã tác động tiêu cực đối với lĩnh vực nhập khẩu của Nhật Bản, đặc biệt là năng lượng - lĩnh vực mà Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu tới khoảng 90% để phục vụ nhu cầu trong nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng về kinh tế tại châu Phi
Nhật Bản tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng về kinh tế tại châu Phi

VOV.VN - Nguồn tin từ Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản cho biết, nước này vừa ký một số thỏa thuận hợp tác về kinh tế với các nước châu Phi. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ kế hoạch tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng của nước này tại châu Phi.

Nhật Bản tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng về kinh tế tại châu Phi

Nhật Bản tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng về kinh tế tại châu Phi

VOV.VN - Nguồn tin từ Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản cho biết, nước này vừa ký một số thỏa thuận hợp tác về kinh tế với các nước châu Phi. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ kế hoạch tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng của nước này tại châu Phi.

Nhật Bản đặt mục tiêu cắt giảm thực phẩm lãng phí vào năm 2030
Nhật Bản đặt mục tiêu cắt giảm thực phẩm lãng phí vào năm 2030

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản và Bộ Môi trường Nhật Bản hôm qua 16/12 đã công bố dự thảo hướng dẫn về mục tiêu giảm lượng thực phẩm lãng phí hàng năm của các doanh nghiệp thực phẩm.

Nhật Bản đặt mục tiêu cắt giảm thực phẩm lãng phí vào năm 2030

Nhật Bản đặt mục tiêu cắt giảm thực phẩm lãng phí vào năm 2030

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản và Bộ Môi trường Nhật Bản hôm qua 16/12 đã công bố dự thảo hướng dẫn về mục tiêu giảm lượng thực phẩm lãng phí hàng năm của các doanh nghiệp thực phẩm.

Doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản thâm nhập thị trường công nghiệp vũ trụ
Doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản thâm nhập thị trường công nghiệp vũ trụ

VOV.VN - Một doanh nghiệp tư nhân của Nhật Bản cho biết đang xúc tiến chuẩn bị để tiếp tục phóng đồng thời 5 vệ tinh nhân tạo lên không gian bằng một tên lửa tự nghiên cứu, chế tạo. Nếu thành công, đây sẽ là một mốc quan trọng trong thị trường tên lửa đẩy dân doanh và công nghiệp vũ trụ.

Doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản thâm nhập thị trường công nghiệp vũ trụ

Doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản thâm nhập thị trường công nghiệp vũ trụ

VOV.VN - Một doanh nghiệp tư nhân của Nhật Bản cho biết đang xúc tiến chuẩn bị để tiếp tục phóng đồng thời 5 vệ tinh nhân tạo lên không gian bằng một tên lửa tự nghiên cứu, chế tạo. Nếu thành công, đây sẽ là một mốc quan trọng trong thị trường tên lửa đẩy dân doanh và công nghiệp vũ trụ.