Nhiều lao động bỏ nghề, chủ tàu ở Khánh Hòa “mỏi mắt” tìm bạn đi biển

VOV.VN - Thu nhập từ nghề khai thác thủy sản bấp bênh nên nhiều lao động đi biển đã bỏ nghề, khiến các chủ tàu lâm vào cảnh khó khăn.    

Mấy tháng nay giá dầu giảm, các chủ tàu cá vơi đi phần nào nỗi lo chi phí chuyến biển. Thế nhưng không ít tàu cá đánh bắt xa bờ lại phải đối mặt với nỗi lo thiếu lao động đi biển. Thu nhập nghề biển bấp bênh nên nhiều lao động đi biển đã bỏ nghề, các chủ tàu lâm vào cảnh khó khăn.

Những ngày này tại cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có khá nhiều tàu cá nằm bờ. Nghề biển phụ thuộc rất lớn đến bạn thuyền, nếu không có bạn thuyền thì không thể ra khơi. Ngư dân Trần Hoàng Vũ, ở xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, chủ tàu cá xa bờ KH 90217 cho biết, trước đây, tàu của ông lúc nào cũng có 10 lao động, nhưng hiện nay, do đi biển thu nhập bấp bênh, không ổn định lại vất vả nên một số người đã bỏ nghề biển để đi tìm việc làm khác.

Nhiều chủ tàu cá muốn giữ chân người lao động đã cho bạn thuyền ứng trước tiền công. Từ đó, xảy ra tình trạng bạn thuyền lừa chủ tàu, xin ứng trước tiền của nhiều chủ tàu nhưng không đi làm cho tàu nào. Ngư dân Trần Hoàng Vũ lo lắng, nếu tàu cứ nằm bờ mãi, ngoài chuyện không có thu nhập thì các thiết bị máy móc, ngư cụ cũng sẽ bị hỏng.

“Tàu ra khơi chi phí cũng nhiều, thu nhập không được bao nhiêu nhưng bạn thuyền tìm tới tìm lui. Có chuyến biển được mấy hầm cá, nếu tính thêm tiền bạn thuyền nữa là chủ tàu bị lỗ. Bạn thuyền tới ứng tiền trước khi đi biển, có người lấy đến 60 triệu đồng, khi đánh bắt về không có nhiều chủ tàu cũng đưa mỗi người 60 triệu đồng nhưng sau đó bạn thuyền cũng nghỉ luôn, chủ tàu mất cả chì lẫn chài”, anh Vũ cho biết.

Theo nhiều lao động, nghề đi biển khá vất vả, sức lực bỏ ra nhiều, lênh đênh trên biển cả tháng trời nhưng thu nhập chưa xứng với công sức nên họ không thể bám trụ với nghề. Ngư dân Lê Hoàng Thành, ở phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang cho biết, thu thập nghề đi biển phụ thuộc vào sản lượng đánh bắt.

“Trong các nghề thì đi biển là khổ nhất vì đánh bắt xa bờ làm nặng, thức ngày thức đêm. Nhưng từ nhỏ đến lớn mình vẫn làm nghề này, giờ bỏ nghề không biết làm nghề gì. Bạn bè tôi nhiều người cũng bỏ nghề biển để đi làm thợ hồ đủ thể loại, lên bờ làm vẫn sướng hơn, gần gia đình vợ con, không mạo hiểm như nghề đánh bắt xa bờ”, anh Thành chia sẻ.

Tại Cảng Hòn Rớ, thành phố Nha Trang có hơn 200 tàu khai thác xa bờ của ngư dân trong tỉnh vươn khơi. Hầu hết tàu cá hiện nay không đảm bảo số lượng lao động trên tàu. Việc đi biển ngày càng khó khăn, thu nhập không ổn định nên nhiều lao động không mặn mà với nghề.

Được biết, sau mỗi chuyến biển trừ chi phí, lãi còn bao nhiêu chủ tàu được chia 50%, bạn thuyền được chia 50%. Vậy mà nhiều lao động nghề biển vẫn bỏ nghề. Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban Quản lý Cảng cá Hòn Rớ cho biết, trong 3 năm qua, số bạn thuyền bỏ nghề biển ngày càng tăng khiến nhiều chủ tàu cá gặp khó khăn.

“Các chủ tàu thuyền đánh bắt xa bờ hiện đang rất khó khăn. Phía Ban Quản lý cảng cũng cố gắng khi tàu cập cảng tổ chức các hoạt động liên quan dịch vụ hậu cần nhanh chóng, thuận lợi, để bà con khi vào bán cá xong có thể tổ chức lấy đá, nước uống và hậu cần rồi tiếp tục đi biển luôn cho thuận lợi. Có lẽ Nhà nước nên nới rộng một số chính sách để tạo điều kiện cho bà con đi biển khai thác”, ông Hiếu đề xuất.

Tỉnh Khánh Hòa hiện có hơn 9.800 tàu cá, trong đó hơn 1.300 tàu khai thác xa bờ. Muốn thu hút lao động nghề biển thì phải giải quyết được vấn đề cốt lõi là tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả chuyến biển.

Ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh đang tập trung phát triển, hiện đại hóa đội tàu khai thác xa bờ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, cải thiện điều kiện làm việc cho ngư dân. “Về lâu dài, phải hỗ trợ cho con em ngư dân học về ngành khai thác, khi có kiến thức về khai thác, quá trình ra khơi khai thác mới có hiệu quả”, ông Én nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tàu cá nằm bờ la liệt, ngành khai thác-chế biến thủy sản tại Kiên Giang gặp khó
Tàu cá nằm bờ la liệt, ngành khai thác-chế biến thủy sản tại Kiên Giang gặp khó

VOV.VN - Xăng dầu liên tục tăng giá, nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt, hàng ngàn tàu cá nằm bờ... và hệ quả tất yếu là các doanh nghiệp chế biến thủy sản lao đao vì thiếu hụt nguồn nguyên liệu.

Tàu cá nằm bờ la liệt, ngành khai thác-chế biến thủy sản tại Kiên Giang gặp khó

Tàu cá nằm bờ la liệt, ngành khai thác-chế biến thủy sản tại Kiên Giang gặp khó

VOV.VN - Xăng dầu liên tục tăng giá, nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt, hàng ngàn tàu cá nằm bờ... và hệ quả tất yếu là các doanh nghiệp chế biến thủy sản lao đao vì thiếu hụt nguồn nguyên liệu.

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản để khai thác tiềm năng và lợi thế
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản để khai thác tiềm năng và lợi thế

VOV.VN - Hướng đến kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống ngành thủy sản, thực hiện kế hoạch “Tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản tại một số lưu vực sông và vùng ven biển ĐBSCL” năm 2022 và giai đoạn 2022-2025, sáng nay (1/4) tại tỉnh Sóc Trăng diễn ra Lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản để khai thác tiềm năng và lợi thế

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản để khai thác tiềm năng và lợi thế

VOV.VN - Hướng đến kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống ngành thủy sản, thực hiện kế hoạch “Tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản tại một số lưu vực sông và vùng ven biển ĐBSCL” năm 2022 và giai đoạn 2022-2025, sáng nay (1/4) tại tỉnh Sóc Trăng diễn ra Lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Cộng đồng tích cực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, chống khai thác bất hợp pháp
Cộng đồng tích cực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, chống khai thác bất hợp pháp

VOV.VN - Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản khẳng định, cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ hệ sinh thái san hô nói riêng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ nói chung.

Cộng đồng tích cực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, chống khai thác bất hợp pháp

Cộng đồng tích cực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, chống khai thác bất hợp pháp

VOV.VN - Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản khẳng định, cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ hệ sinh thái san hô nói riêng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ nói chung.