Nhu cầu vận chuyển hàng hóa, xuất khẩu lớn, tạo áp lực về vận tải logistics và cảng biển

VOV.VN - Là vựa nông sản hàng hóa lớn nhất cả nước, tuy nhiên hàng hóa xuất khẩu của ÐBSCL chủ yếu thông qua các cảng ở TP.HCM và Ðông Nam bộ. Những hạn chế về hạ tầng cảng, giao thông thiếu tính kết nối giữa các phương thức đã làm giảm năng lực cạnh tranh của vựa nông sản.

Những hạn chế về hạ tầng cảng biển, ÐBSCL còn thiếu những trung tâm logistics trọng điểm để đảm nhận vai trò là dịch vụ vận tải, kho hàng, bảo quản hàng hóa, chiếu xạ, kiểm định hàng hóa.

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI chi nhánh tại Cần Thơ phân tích, vùng ĐBSCL còn thiếu các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ tinh, thiếu bãi container rỗng, hệ thống kho ở các cảng, đơn vị kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm, chiếu xạ đạt chuẩn… Chính vì vậy, phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu phải trung chuyển qua các cảng Cát Lái ở TP.HCM và Cái Mép-Thị Vải của Bà Rịa-Vũng Tàu gây tốn nhiều thời gian và chi phí, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường. Trong khi đó, hệ thống giao thông ở ĐBSCL chưa phát triển xứng tầm với nhu cầu phát triển…

“Cả vùng phải nương tựa vào TP.HCM và Bà Rịa-Vũng Tàu để xuất khẩu hàng hóa. Như vậy thì trong tương lai, với nhu cầu về lương thực thực phẩm phát triển, rồi các hiệp định thương mại mà chúng ta đang có lợi thế phát huy thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa và xuất khẩu càng ngày càng lớn hơn ở ĐBSCL. Điều này tạo áp lực về vận tải logistics và cảng biển càng lớn hơn nữa” - ông Nguyễn Phương Lam nói.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, hệ thống hạ tầng kết nối, hạ tầng sau cảng biển, hạ tầng phục vụ logistic còn thiếu đồng bộ với tiến trình đầu tư các cảng, bến cảng biển chưa đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa trong vùng; chưa hình thành các trung tâm logistics và cảng biển có quy mô lớn có thể tiếp nhận tàu biển trọng tải lớn (từ 50.000 DWT trở lên). Với vai trò của vùng là trung tâm sản xuất và xuất khẩu thủy sản, trái cây, lúa gạo lớn nhất nước, nhưng hạn chế lớn nhất của vùng ĐBSCL là chưa có cảng biển nước sâu tiếp nhận tàu có trọng tải lớn để hỗ trợ việc vận chuyển hàng xuất khẩu./.

Số liệu nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, chi phí logistics của Việt Nam tương đương 20,9% so với GDP; trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 59%. Hiện nay, ĐBSCL hàng năm có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu khoảng 18 triệu tấn hàng hóa, tuy nhiên, 70% lượng hàng hóa này phải chuyển tải về các cảng lớn ở Tp. Hồ Chí Minh (Tp. HCM) và cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) khiến chi phí vận tải doanh nghiệp phải gánh cao hơn từ 10 - 40% tùy từng tuyến.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Logistics vận tải thủy nội địa và ven biển đang gặp khó khăn
Logistics vận tải thủy nội địa và ven biển đang gặp khó khăn

VOV.VN - Mặc dù nước ta có mật độ sông kênh vào loại cao nhất thế giới, nhưng sản lượng vận tải hàng hóa của đường thủy chỉ đạt 20% vận chuyển hàng hóa và 20,6% về luân chuyển hàng hóa của toàn ngành giao thông.

Logistics vận tải thủy nội địa và ven biển đang gặp khó khăn

Logistics vận tải thủy nội địa và ven biển đang gặp khó khăn

VOV.VN - Mặc dù nước ta có mật độ sông kênh vào loại cao nhất thế giới, nhưng sản lượng vận tải hàng hóa của đường thủy chỉ đạt 20% vận chuyển hàng hóa và 20,6% về luân chuyển hàng hóa của toàn ngành giao thông.

Viettel Post dẫn đầu top 10 công ty vận tải và logistics uy tín
Viettel Post dẫn đầu top 10 công ty vận tải và logistics uy tín

VOV.VN - Việt Nam hiện có trên 4.000 công ty vận tải và logistics trong nước, trong đó 88% là doanh nghiệp trong nước.

Viettel Post dẫn đầu top 10 công ty vận tải và logistics uy tín

Viettel Post dẫn đầu top 10 công ty vận tải và logistics uy tín

VOV.VN - Việt Nam hiện có trên 4.000 công ty vận tải và logistics trong nước, trong đó 88% là doanh nghiệp trong nước.

Phát triển vận tải thủy để giảm chi phí logistics
Phát triển vận tải thủy để giảm chi phí logistics

VOV.VN - Chi phí logistics ở Việt Nam chiếm gần 21% tổng GDP, cao hơn so với các nước Đông Nam Á. Để giảm chi phí logistics cần khai thác vận tải đường thủy.

Phát triển vận tải thủy để giảm chi phí logistics

Phát triển vận tải thủy để giảm chi phí logistics

VOV.VN - Chi phí logistics ở Việt Nam chiếm gần 21% tổng GDP, cao hơn so với các nước Đông Nam Á. Để giảm chi phí logistics cần khai thác vận tải đường thủy.