Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp giảm

(VOV) - Doanh nghiệp cho rằng, khó tiếp cận tín dụng là do sản xuất kinh doanh không hiệu quả và sản phẩm làm ra không bán được.

Ngày 8/10,  Công ty Dịch  vụ  Thông tin Tài  Chính WVB  Việt Nam (WVB FISL)  công bố kết quả cuộc khảo sát Chỉ số niềm tin kinh doanh WVB cho Quý III năm 2012.

Theo kết quả điều tra, Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) Quý III năm 2012 giảm 13 điểm so với Quý II năm 2012 (120 điểm) và tăng 7 điểm so với lần thực hiện đầu tiên vào Quý III năm 2008 (100 điểm).

Điều tra tập trung 6 cấu phần xây dựng nên Chỉ số niềm tin kinh doanh Quý III năm 2012.

Có 28,18% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng nền kinh tế chung của Việt Nam hiện nay đã tốt hơn so với 12 tháng trước,  34.55% cho rằng điều kiện kinh tế của Việt Nam vẫn giữ nguyên và 37,27% cho rằng điều kiện kinh tế có phần kém hơn so với 12 tháng trước.

Dự đoán tình hình kinh tế Việt Nam 12 tháng tiếp theo: 69,09% doanh nghiệp tin rằng  trong vòng 12 tháng tới nền kinh tế Việt Nam sẽ tốt hơn. Chỉ có 6,36% lo lắng về tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012, cho thấy cái nhìn đầy triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Kế hoạch sử dụng nhân viên: Chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp có kế hoạch giảm số nhân lực trong thời gian tới và 42,73% doanh nghiệp dự tính sẽ tăng thêm nguồn nhân  lực, 47,27% doanh nghiệp dự tính sẽ giữ nguyên.

Về kế hoạch đầu tư cho tài sản cố định: Chỉ có 29,09% doanh nghiệp tham gia khảo sát có kế hoạch đầu tư thêm và 14.55% doanh nghiệp có kế hoạch giảm chi phí đầu tư vào tài sản cố định trong 12 tháng tới.

Điều đáng quan tâm là 57,27% doanh nghiệp tham gia khảo sát tự tin rằng doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng; 36,36% doanh nghiệp cho rằng doanh thu của mình sẽ giữ nguyên và chỉ có 6.36% doanh nghiệp lo ngại về con số doanh thu của mình trong 12 tháng tới.

Về tăng trưởng lợi nhuận, 53.64% doanh nghiệp tin rằng lợi nhuận sẽ tăng lên trong năm tới. 23.64% doanh nghiệp cho rằng lợi nhuận sẽ giữ nguyên và số doanh nghiệp lo ngại về sự suy giảm lợi nhuận trong 12 tháng tới cũng vẫn còn khá cao (22,73%).

Tình hình kinh tế quý III khá ảm đạm nhưng các doanh nghiệp vẫn tin rằng với những chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam có những bước chuyển mình trong thời gian tới.

Khó vay vốn vì hàng tồn kho nhiều

Nhóm khảo sát doanh nghiệp của WVB FISL cũng khảo sát về những vấn đề tác động đến niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp trong quý III năm 2012.

Về nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay ngân hàng, đa số câu trả lời đều cho rằng sản xuất kinh doanh không hiệu quả và sản phẩm làm ra không bán được là nguyên nhân chủ yếu khiến các ngân hàng còn e ngại trong việc xét duyệt cấp vốn cho doanh nghiệp. Phần lớn các DN đều cho rằng giải pháp tốt nhất để tháo gỡ khó khăn cho các DN trong bối cảnh kinh tế hiện nay là các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính (chiếm 30.95%), bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng lựa chọn giải pháp đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Cũng theo các doanh nghiệp thì việc tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng không làm ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch sản xuất, chi phí đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

Câu hỏi về biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong những tháng cuối năm thì đa số ý kiến chọn biện pháp tổng hợp (thay đổi cơ cấu sản phẩm, đẩy mạnh phát triển thị trường, khuyến mại, hạ giá  bán, quảng cáo…).

Bên cạnh đó, giá xăng dầu trong nước gần đây liên tục được điều chỉnh tăng, Bộ tài chính thông báo thuế nhập khẩu các mặt hàng dầu giảm 2% nhưng hơn nửa các DN được phỏng vấn đều cho rằng giá xăng dầu trong nước vẫn sẽ không ổn định trong vòng 3 tháng tới.

Về giá cả và lạm phát, các DN đều cho rằng chỉ số giá tiêu dùng trong quý sau có xu hướng tiếp tục tăng. Tuy nhiên, cuộc khảo sát chỉ số niềm tin kinh doanh Quý III năm 2012 kết thúc với các dự đoán tin tưởng sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Cuộc khảo sát được tiến hành hàng Quý do công ty WVB Việt Nam tổ chức. Đối  tượng khảo sát là các doanh nghiệp đứng đầu cả nước về thương hiệu, tổng tài sản, tổng doanh thu và số lượng nhân viên. Cuộc khảo sát kéo dài từ 15/9/2012 đến tuần đầu tháng 10 năm 2012 đã thu hút được sự tham dự của 110 doanh nghiệp thuộc  10  lĩnh vực ngành nghề chủ chốt của Việt Nam.

Hơn một nửa trong số đó là các doanh nghiệp đại diện cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 6.100 doanh nghiệp sản xuất trở lại
Hơn 6.100 doanh nghiệp sản xuất trở lại

Đây là kết quả nhiều giải pháp của các bộ, ngành, đặc biệt là Nghị quyết 13 của Chính phủ cho phép giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp.

Hơn 6.100 doanh nghiệp sản xuất trở lại

Hơn 6.100 doanh nghiệp sản xuất trở lại

Đây là kết quả nhiều giải pháp của các bộ, ngành, đặc biệt là Nghị quyết 13 của Chính phủ cho phép giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp muốn Nghị quyết 13 sát thực hơn
Doanh nghiệp muốn Nghị quyết 13 sát thực hơn

(VOV) - Có doanh nghiệp chưa biết Nghị quyết 13; tiêu chí thực hiện chưa rõ nên có thể còn thiếu công bằng, lạm dụng cơ chế xin – cho...

Doanh nghiệp muốn Nghị quyết 13 sát thực hơn

Doanh nghiệp muốn Nghị quyết 13 sát thực hơn

(VOV) - Có doanh nghiệp chưa biết Nghị quyết 13; tiêu chí thực hiện chưa rõ nên có thể còn thiếu công bằng, lạm dụng cơ chế xin – cho...

Lương tại doanh nghiệp tăng cao hơn lạm phát
Lương tại doanh nghiệp tăng cao hơn lạm phát

Theo khảo sát, mức tăng lương năm nay là hơn 13%, cao hơn tỉ lệ lạm phát, vốn được dự đoán khoảng 9,5%.

Lương tại doanh nghiệp tăng cao hơn lạm phát

Lương tại doanh nghiệp tăng cao hơn lạm phát

Theo khảo sát, mức tăng lương năm nay là hơn 13%, cao hơn tỉ lệ lạm phát, vốn được dự đoán khoảng 9,5%.

Doanh nghiệp nỗ lực vượt khó, tăng tốc cuối năm
Doanh nghiệp nỗ lực vượt khó, tăng tốc cuối năm

(VOV) - Bên cạnh chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp trong những lúc khó khăn nhất đã tự tìm cách cứu lấy mình.

Doanh nghiệp nỗ lực vượt khó, tăng tốc cuối năm

Doanh nghiệp nỗ lực vượt khó, tăng tốc cuối năm

(VOV) - Bên cạnh chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp trong những lúc khó khăn nhất đã tự tìm cách cứu lấy mình.

Bộ Tài chính đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp
Bộ Tài chính đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp

(VOV) - Nhiều bức xúc của doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phía Nam đã được đưa ra bàn thảo, tìm giải pháp tháo gỡ.

Bộ Tài chính đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp

(VOV) - Nhiều bức xúc của doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phía Nam đã được đưa ra bàn thảo, tìm giải pháp tháo gỡ.