Nikkei: Dù được nâng hạng, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn rủi ro

VOV.VN -Hãng tin Nikkei nhận định, nền kinh tế Việt Nam là một trong những điểm sáng hiếm hoi tại châu Á dù còn tiềm ẩn một số rủi ro.

Nikkei Asian Review vừa có bài phân tích về nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay trước những biểu hiện tích cực của nền kinh tế vĩ mô và sự gia tăng về xếp hạng tín nhiệm. Nikkei Asian Review cho rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn một số rủi ro.

Những tín hiệu vui

Hãng tin này nhận định, Việt Nam được coi là điểm sáng tại các nền kinh tế mới nổi Châu Á khi tăng trưởng nhanh, xuất khẩu tăng, lạm phát được kiềm chế, giao dịch thương mại được cải thiện nhờ các hiệp định quốc tế.

Cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam cũng đã thặng dư sau nhiều năm thâm hụt. Đặc biệt, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới được ký kết sẽ đem lại những lợi ích đáng kể cho nền kinh tế.

Việt Nam đang khai thác các cơ hội tăng trưởng bằng cách hội nhập kinh tế sâu hơn. (Ảnh minh họa: VietNamNet)

Các tổ chức quốc tế cũng đã công nhận những tiến bộ tích cực của Việt Nam. Xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam gần đây đã được Fitch Ratings nâng lên 3 bậc, đồng thời nâng mức đánh giá tín dụng từ ổn định lên tích cực.

Ngoài ra, hãng Standard & Poor cũng nâng mức tín nhiệm của Việt Nam lên BB-, trong khi Moody’s nâng lên B1.

Theo Nikkei Asian Review, ngành ngân hàng Việt Nam, dù đang được tái cơ cấu, vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ các ngân hàng quốc doanh, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Rõ ràng, tình hình kinh tế trong ngắn hạn của Việt Nam là vô cùng tốt, nhưng triển vọng trung hạn thì lại chưa hoàn toàn khả quan.

Việt Nam đã gia tăng vay nợ từ đầu năm 2003 cho đến năm 2010 với mức tăng trưởng tín dụng từ 48% GDP lên mức đỉnh 125% GDP. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng so với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2010 đã đạt mức 4:1, trong khi mức 1:1 đã được đánh giá là không hiệu quả.

Rủi ro tiềm ẩn

Tình trạng tín dụng tăng cao đã khiến tỷ lệ lạm phát tăng theo, nền kinh tế trở nên quá “nóng” và khiến Ngân hàng Nhà nước phải có những biện pháp cứng rắn như tăng lãi suất và hạn chế mở rộng cho vay.

Những yếu tố trên đã khiến nhu cầu nhập khẩu và tăng trưởng tín dụng chững lại vào năm 2011. Tuy nhiên, tỷ lệ vay nợ vẫn ở mức cao và bắt đầu tăng trở lại trong 2 năm qua.

Tờ Nikkei Asian Review cho biết, với mức tăng trưởng tín dụng giả định là 15% và tăng trưởng GDP danh nghĩa là 8%, tỷ lệ vay nợ của Việt Nam năm 2015 được dự đoán đạt mức 107% GDP.

Trụ sở của Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) tại Hà Nội.

Hơn nữa, dấu hiệu giảm tốc trong nhu cầu nội địa và sự suy giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước là dấu hiệu cho khả năng tái cơ cấu chậm lại trong ngành ngân hàng.

Để giải quyết những rắc rối trong hệ thống ngân hàng, chính phủ Việt Nam đã thành lập Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) vào năm 2013 để giải quyết nợ xấu.

Nếu mức nợ xấu của ngân hàng Việt Nam vượt quá 3% thì họ phải bán lại khoản cho vay này cho VAMC và được trả bằng trái phiếu đặc biệt lãi suất 0%. Mặc dù với biện pháp này, các ngân hàng có thể xóa sổ nợ xấu nhưng cũng gây ra những rủi ro tiềm ẩn.

Trong trường hợp các ngân hàng không thể trụ vững trên thị trường, ngân hàng trung ương sẽ có biện pháp giải cứu, chẳng hạn như mua với giá 0 đồng, như đã được thực hiện với một số trường hợp, trong đó có VNCB, Oceanbank và GPBank.

Ngân hàng Đại dương (Ocean Bank) vừa được bán với giá 0 đồng.

Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài từ các doanh nghiệp tận dụng lợi thế chi phí lao động thấp ở đây. Tuy vậy, khi mức lương tăng lên và lợi thế lao động của Việt Nam không còn đủ cạnh tranh, những doanh nghiệp trong nước lúc đó sẽ không ở một vị thế đủ mạnh để thúc đẩy nền kinh tế.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng đang mất dần thị phần do khả năng cạnh tranh yếu, một phần cũng là do thiếu vốn kinh doanh.

Theo Nikkei, chỉ khi nào Việt Nam lựa chọn cách tăng trưởng bền vững không ưu tiên các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động không hiệu quả thì xếp hạng tín nhiệm của quốc gia Đông Nam Á này mới được đánh giá đúng thực tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

CEO Mai Kiều Liên được trao giải thưởng Nikkei 2015
CEO Mai Kiều Liên được trao giải thưởng Nikkei 2015

VOV.VN -Chủ tịch kiêm CEO của Vinamilk, bà Mai Kiều Liên, được trao giải vì có đóng góp vào lĩnh vực đổi mới kinh doanh và kinh tế.

CEO Mai Kiều Liên được trao giải thưởng Nikkei 2015

CEO Mai Kiều Liên được trao giải thưởng Nikkei 2015

VOV.VN -Chủ tịch kiêm CEO của Vinamilk, bà Mai Kiều Liên, được trao giải vì có đóng góp vào lĩnh vực đổi mới kinh doanh và kinh tế.

Nikkei: Việt Nam là công xưởng smartphone hàng đầu thế giới
Nikkei: Việt Nam là công xưởng smartphone hàng đầu thế giới

VOV.VN - Báo Nikkei của Nhật Bản nhận định, Việt Nam đang trở thành trung tâm sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) hàng đầu thế giới.

Nikkei: Việt Nam là công xưởng smartphone hàng đầu thế giới

Nikkei: Việt Nam là công xưởng smartphone hàng đầu thế giới

VOV.VN - Báo Nikkei của Nhật Bản nhận định, Việt Nam đang trở thành trung tâm sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) hàng đầu thế giới.

Nikkei: Có nước nói “không” với một số điều khoản trong TPP
Nikkei: Có nước nói “không” với một số điều khoản trong TPP

VOV.VN - Theo tạp chí Nikkei châu Á, một số nước vẫn kiên định trong các lĩnh vực “nhạy cảm” khi đàm phán về Hiệp định TPP.

Nikkei: Có nước nói “không” với một số điều khoản trong TPP

Nikkei: Có nước nói “không” với một số điều khoản trong TPP

VOV.VN - Theo tạp chí Nikkei châu Á, một số nước vẫn kiên định trong các lĩnh vực “nhạy cảm” khi đàm phán về Hiệp định TPP.

Từ nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á tới Giải thưởng Nikkei
Từ nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á tới Giải thưởng Nikkei

Gần 40 năm gắn bó và 20 năm làm giám đốc, những gì bà Mai Kiều Liên làm được cho Vinamilk và ngành sữa Việt Nam khiến nhiều người phải nể trọng.

Từ nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á tới Giải thưởng Nikkei

Từ nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á tới Giải thưởng Nikkei

Gần 40 năm gắn bó và 20 năm làm giám đốc, những gì bà Mai Kiều Liên làm được cho Vinamilk và ngành sữa Việt Nam khiến nhiều người phải nể trọng.