Nông dân Đà Nẵng đặt lịch gặt lúa để đảm bảo giãn cách

VOV.VN - Sau gần 1 tháng thực hiện “ai ở đâu thì ở đó” để chống dịch Covid-19, mấy ngày qua, nông dân thành phố Đà Nẵng được ra đồng để chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ nông sản, thủy sản nuôi trồng.

Đây cũng là thời điểm bà con nông dân tranh thủ thu hoạch lúa, hoa màu khi mưa bão đang đến gần. Để đảm bảo giãn cách, nông dân phải đặt lịch trước, sau đó chính quyền phân chia thời gian cho từng xứ đồng tiến hành thu hoạch.

Vụ thu hoạch lúa hè thu năm nay của nông dân huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng diễn ra trong thời điểm khá đặc biệt khi thành phố đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội triệt để phòng chống dịch. Đây cũng là lần đầu tiên nông dân phải thu hoạch mùa vụ trong bối cảnh hạn chế đông người.

Gia đình ông Phạm Văn Tiến, ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang làm 5 sào ruộng lúa. Suốt gần tháng qua, ông ở yên trong nhà, việc thăm đồng phải nhờ trưởng thôn. Bây giờ, thành phố nới lỏng chuyển sang trạng thái chống dịch mới, bà con khẩn trương thu hoạch lúa.

Ông Phạm Văn Tiến cho biết, hiện ruộng lúa của gia đình cũng đã chín rộ, ông phải đặt lịch để thu hoạch: “Tôi chỉ ở trong nhà thôi, khi nào lúa gần gặt là tổ trưởng đi thông báo. Khi nào máy gặt tới tôi ra, chỉ ra hai người thôi. Lúa của nhà ai thì người nấy ra thôi, chứ không thể ra đồng ồ ạt được, vì máy gặt là do xã điều phối”.

Để đảm bảo vừa sản xuất, vừa giữ khoảng cách an toàn chống dịch, các xã ở huyện Hòa Vang lên phương án thu hoạch lúa, hoa màu từng xứ đồng, từng vùng sản xuất. Đối với rau màu, nếu để lâu ngày sẽ hư hại, cứ vài ngày một lần, Ban điều hành thôn chia thời gian cho bà con ra chăm sóc, thu hoạch. Đối với cây lúa, trưởng thôn đi thăm đồng, lúa nhà ai chín sẽ thông báo để chủ động đặt lịch thu hoạch.

Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang cho biết, phải chia số lượng người theo thời gian để cấp thẻ ra đồng, hạn chế đông người cùng một thời điểm trên đồng ruộng, nhiều hộ đặt lịch thu hoạch lúa cả ban đêm để tránh mưa bão.

“Chúng tôi xây dựng phương án thu hoạch từng vùng sản xuất, chọn thời điểm thu hoạch. Người chủ máy gặt, người vận chuyển và người sản xuất có lúa ngoài đồng. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ cấp thẻ ra đồng, cùng với đó cử cán bộ giám sát, điều tiết bà con nông dân ra vào đảm bảo phòng chống dịch. Đến lượt ai thì người đó ra nhận lúa và vận chuyển lúa về nhà” - ông Đặng Quốc Tuấn nói.

Hiện nay, nhiều địa phương thành lập các Tổ hỗ trợ nông dân với sự tham gia của các lực lượng Công an, Dân quân, Thanh niên tình nguyện giúp dân thu hoạch, vận chuyển lúa, hoa màu. Một số địa phương kết nối với các Hội đoàn thể, đơn vị cung ứng thực phẩm để mua các loại nông sản như rau màu, nấm, trứng, thủy sản nuôi trồng trong thời gian giãn cách.

Ông Ngô Thành Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang cho biết, chính quyền đã kết nối giúp người nuôi tôm, cá lồng dọc sông Trường Định để bán sản phẩm.

“Các hồ tôm, cá ở lồng bè hiện nay đang thu hoạch hơn 50% diện tích rồi. Hiện nay, họ đang bán, giá thành cũng được. Hầu hết chúng tôi hỗ trợ cho dân tiêu thụ sản phẩm” - ông Ngô Thành Tâm nói.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đã thành lập tổ công tác hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản trên địa bàn thành phố. Ông Nguyễn Phú Ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng cho biết, hiện thành phố cũng đã nới lỏng một số biện pháp chống dịch, trong đó cho nông dân ra đồng chăm sóc thu hoạch nông sản. Căn cứ vào bản đồ dịch tễ các vùng xanh- vàng- đỏ trong phòng chống Covid-19, các địa phương chủ động sắp xếp phương án thu hoạch nông sản phù hợp với thực tế tại địa phương mình.

“Bây giờ, thu hoạch theo vùng rồi, vùng xanh- đỏ- vàng. Thôn nào vùng xanh, đỏ hoặc vàng, họ hoạt động theo điều hành của chính quyền các xã. Vùng xanh họ vẫn được cho phép sản xuất, vùng đỏ hạn chế hơn. Hiện nay, Đà Nẵng đã cơ bản thu hoạch được 65% diện tích, phấn đấu đến ngày 10/9 là thu hoạch xong, năng suất 64 tạ/ha, chuẩn bị đang tập trung phòng chống bão lụt” - ông Nguyễn Phú Ban nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thương lái đòi "giảm cọc" mới thu mua lúa Hè Thu
Thương lái đòi "giảm cọc" mới thu mua lúa Hè Thu

VOV.VN - Nhiều thương lái hiện tại chỉ thu lúa đã đặt cọc trước.Khi đặt cọc giá 5.800 đồng/kg nhưng hiện tại họ đòi bớt mới cho người lấy sớm.

Thương lái đòi "giảm cọc" mới thu mua lúa Hè Thu

Thương lái đòi "giảm cọc" mới thu mua lúa Hè Thu

VOV.VN - Nhiều thương lái hiện tại chỉ thu lúa đã đặt cọc trước.Khi đặt cọc giá 5.800 đồng/kg nhưng hiện tại họ đòi bớt mới cho người lấy sớm.

Thu hoạch lúa Hè Thu “tránh dịch”
Thu hoạch lúa Hè Thu “tránh dịch”

VOV.VN - Hiện nay, các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang bước vào thu hoạch lúa Hè Thu năm 2021. Vì địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội chống dịch nên việc thu hoạch, cũng như tiêu thụ lúa gặp nhiều khó khăn.

Thu hoạch lúa Hè Thu “tránh dịch”

Thu hoạch lúa Hè Thu “tránh dịch”

VOV.VN - Hiện nay, các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang bước vào thu hoạch lúa Hè Thu năm 2021. Vì địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội chống dịch nên việc thu hoạch, cũng như tiêu thụ lúa gặp nhiều khó khăn.

Vinafood 1 và Vinafood 2 vì sao không “ra tay” thu mua lúa Hè Thu?
Vinafood 1 và Vinafood 2 vì sao không “ra tay” thu mua lúa Hè Thu?

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đặt vấn đề: Vinafood 1 và Vinafood 2 là 2 DN Nhà nước mà không tham gia tạm trữ lúa gạo thì không thể nói ai được. Trong lúc này vai trò của Nhà nước phải đưa lên hàng đầu.

Vinafood 1 và Vinafood 2 vì sao không “ra tay” thu mua lúa Hè Thu?

Vinafood 1 và Vinafood 2 vì sao không “ra tay” thu mua lúa Hè Thu?

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đặt vấn đề: Vinafood 1 và Vinafood 2 là 2 DN Nhà nước mà không tham gia tạm trữ lúa gạo thì không thể nói ai được. Trong lúc này vai trò của Nhà nước phải đưa lên hàng đầu.