Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

VOV.VN - Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng với vùng ĐBSCL. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL đã tạo điều kiện cho kinh tế vùng phát triển.

Thực hiện các Nghị quyết của Trung ương Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương đều có nghị quyết, chương trình, kế hoạch về phát triển kinh tế theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đối với cây ăn trái, diện tích, năng suất, chất lượng tăng liên tục và cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện toàn vùng có trên 377.700 ha vườn cây ăn quả, chiếm gần 34% so với cả nước.

Tại tỉnh Tiền Giang, chủ trương của Tỉnh ủy - UBND tỉnh định hướng phát triển cây ăn trái thành ngành hàng chiến lược hướng đến xuất khẩu, nâng cao giá trị tăng thêm, giúp đổi mới nông nghiệp - nông thôn - nông dân; trong đó, ưu tiên phát triển các nhóm cây ăn trái có lợi thế cạnh tranh, nhu cầu tiêu dùng lớn, đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

Đến nay, toàn tỉnh Tiền Giang có đến trên 84.000 ha vườn cây ăn quả, đứng đầu cả nước với 11 loại trái cây chủ lực. Năm qua, toàn tỉnh đạt sản lượng trái cây trên 1,7 triệu tấn, tăng gần 7% so với năm trước đó. Đi đầu trong kinh tế vườn là 3 loại trái cây có giá trị cao khi thị trường xuất khẩu hút hàng là vườn sầu riêng cho thu nhập gần 2 tỷ đồng/ha; mít trên 500 triệu đồng/ha, thanh long trên 400 triệu đồng/ha. Đáng mừng là trong quá trình này, nhiều đảng viên đã gương mẫu đi đầu.

Ông Lê Văn Thủy, một đảng viên nông dân, ở xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo trồng 03 ha vườn cây thanh long Viet GAP cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm chia sẻ: “Cây thanh long muốn bền vững hay không thì nông dân phải tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Mình phải tính đến vấn đề chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dung… thì sản phẩm của mình mới đủ tiêu chuẩn, chất lượng xuất đi nước ngoài”.

Trong 3 năm trở lại đây, mô hình trồng cây sầu riêng chuyên canh tại các huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, và Cái Bè phát triển mạnh, vượt hơn so với Nghị quyết, kế hoạch đề ra của từng địa phương với hơn 22.000 ha.

“Năm 2023, sản lượng trái sầu riêng tăng, so với Nghị quyết đã đạt. Nghị quyết giao 37.000 tấn trái nhưng đạt 42.000 tấn trái, diện tích 1.400 ha, cho thu nhập 2 tỷ đồng/ha. Thứ nhất mình tổ chức các cuộc hội thảo, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho bà con canh tác sầu riêng theo tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP, hướng dẫn sử dụng các loại phân hữu cơ để bà con sử dụng tăng hiệu quả cho vườn sầu riêng”, ông Nguyễn Văn Sang, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tam Bình cho biết.

Cái Bè là huyện có kinh tế vườn phát triển sớm và mạnh nhất tỉnh Tiền Giang với trên 22.000 ha cho sản lượng mỗi năm hơn nửa triệu tấn trái. Ông Phan Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Bè cho biết, kế hoạch sản xuất cây ăn trái mỗi năm đều đạt và vượt cao so với chỉ tiêu Nghị quyết của Đảng bộ huyện đề ra, nông dân trồng cây ăn trái đều có cuộc sống khá giả.

“Huyện trồng cây ăn quả rất nhiều chủng loại, đời sống người dân rất tốt. Nhìn chung năm nay cả lúa và cây ăn trái đều có giá. Đến thời điểm này, mức thu nhập bình quân đầu người của huyện Cái Bè gần 70 triệu đồng/năm. Với kết quả này, đời sống của người nông dân mỗi năm có phát triển tốt. Trước mắt, chúng tôi tập trung vào chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao cách chăm sóc của người dân để làm sao cùng một diện tích mà người ta đang có sẽ trúng mùa hơn, đạt sản lượng cao hơn”, ông Phan Thanh Sơn cho biết.

Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, đến nay, Tiền Giang đã hình thành được những vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Năm qua, tốc độ tăng trưởng GRDP Khu vực nông, lâm ngư, nghiệp của tỉnh tăng 4,14%; trong khi đó, kế hoạch chỉ tăng từ 3,5-3,8%. Riêng ngành nông nghiệp tăng 5,44%, cao hơn năm 2022 là 1,72%, kinh tế vườn đóng góp rất cao vào tăng trưởng này.

Cùng với kinh tế vườn thì sản xuất lúa hàng hóa là thế mạnh ở vùng ĐBSCL. Toàn vùng hiện này có đến 1,6 triệu ha đất sản xuất lúa từ 2-3 vụ/năm, đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu. Với sự quan tâm, hỗ trợ từ các chủ trương, chính sách của Đảng - Nhà nước, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các Bộ, ngành TW, cây lúa ngày càng nâng cao chất lượng, sản lượng vươn ra thị trường thế giới.

Đi tiên phong trong sản xuất lúa chất lượng cao là tỉnh Sóc Trăng. Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đưa tỷ lệ lúa đặc sản, lúa chất lượng cao đạt hơn 93%; trong đó, giống lúa ST24, ST25 đã có thương hiệu được cả thế giới biết đến. Đến nay, Nghị quyết này đã được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân địa phương và thực hiện vượt chỉ tiêu.

Ông Lâm Sung, một người nông dân địa phương gắn bó với các dòng lúa chất lượng cao ST đã gần 20 năm nay tại xã Viên Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, hiện nay có gần 90% diện tích đất được bà con trồng các giống lúa ST. Nhờ làm các lạo lúa thơm đặc sản này mà người dân ở đây có tiền để xây dựng nhà kiên cố, khang trang, chăm lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn.

“Trước đây, mình chưa làm giống ST mà làm lúa thường giá cả bấp bênh, có khi nó rẻ lắm. Từ khi làm giống ST, năng suất đạt cao, rồi giá lúa cũng cao. Vụ nào có giá thì bán cao hơn lúa thường tới 2.000 đồng/kg. Bởi vậy, từ khi làm lúa ST, mình lời hơn. Lúa này có nắng lên là bắt đầu có mùi thơm. Từ khi chuyển qua làm lúa ST, bà con mình cũng phát triển, nông dân của mình khá giả lên cũng nhờ từ làm giống lúa ST”, ông Lâm Sung phấn khởi.

Tỉnh Sóc Trăng có diện tích gieo trồng lúa hơn 330.000 ha, sản lượng đạt trên 2 triệu tấn/năm. Từ năm 2012, tỉnh này đã thực hiện Đề án Phát triển sản xuất lúa đặc sản và diện tích tăng dần từ hơn 66.000 ha lên hơn 178.000 ha.

“Sóc Trăng có lợi thế về sản xuất lúa, là thế mạnh thứ 2 trong khu vực 1 về lĩnh vực nông nghiệp, sau con tôm nước lợ. Với diện tích nền hàng năm là khoảng 146.000ha, vì vậy, việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp là hết sức quan trọng; trong đó, cơ cấu lại nội ngành của việc sản xuất lúa, từ sản xuất lúa cấp thấp đến sản xuất lúa đạt sản lượng và lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, lúa thơm, có giá trị cho xuất khẩu, mang lại thu nhập cho người nông dân. Với mục tiêu đặt ra như thế mà Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh rất quan tâm”, ông Vương Quốc Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh.

Có thể nói, dưới ánh sáng, tinh thần chỉ đạo có tầm chiến lược của Tỉnh ủy- UBND tỉnh và ngành nông nghiệp tỉnh, năm 2023, Sóc Trăng đạt sản lượng hơn 2 triệu tấn lúa, trong đó, tỷ lệ sản lượng lúa đặc sản, chất lượng cao chiến hơn 93%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết năm 2023 của Đảng bộ tỉnh.

Đất nước lại thêm một mùa xuân mới. Các địa phương vùng ĐBSCL đang tiếp tục hiện thực hóa thành công các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ trong cuộc sống, nhất là lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, tuần hoàn, xanh, có sức cạnh tranh cao để xuất khẩu, nâng cao thu nhập, đưa vùng đất Chín Rồng bước lên một tầm cao mới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa
Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa

VOV.VN - Thường được ví là “phái yếu” nhưng thực tế đã chứng minh phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Phát huy tài nguyên bản địa, nhiều phụ nữ đang mạnh dạn, tự tin mang khát vọng khởi nghiệp của mình vươn cao, vươn xa, lan tỏa và hòa chung vào làn sóng khởi nghiệp quốc gia.

Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa

Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa

VOV.VN - Thường được ví là “phái yếu” nhưng thực tế đã chứng minh phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Phát huy tài nguyên bản địa, nhiều phụ nữ đang mạnh dạn, tự tin mang khát vọng khởi nghiệp của mình vươn cao, vươn xa, lan tỏa và hòa chung vào làn sóng khởi nghiệp quốc gia.

Sơn La tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản
Sơn La tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản

VOV.VN - Để thực hiện Nghị quyết về phát triển công nghiệp chế biến nông sản, phấn đấu trở thành trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp khu vực trung du và miền núi phía Bắc, tỉnh Sơn La đang triển khai đồng bộ các giải pháp, tìm hướng tháo gỡ những khó khăn, bất cập.

Sơn La tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản

Sơn La tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản

VOV.VN - Để thực hiện Nghị quyết về phát triển công nghiệp chế biến nông sản, phấn đấu trở thành trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp khu vực trung du và miền núi phía Bắc, tỉnh Sơn La đang triển khai đồng bộ các giải pháp, tìm hướng tháo gỡ những khó khăn, bất cập.

Nông nghiệp năm 2024 hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững
Nông nghiệp năm 2024 hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững

VOV.VN - Sau một năm vượt qua những thử thách về thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là biến động thị trường do suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản vẫn đạt được nhiều thành quả.

Nông nghiệp năm 2024 hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững

Nông nghiệp năm 2024 hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững

VOV.VN - Sau một năm vượt qua những thử thách về thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là biến động thị trường do suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản vẫn đạt được nhiều thành quả.