Nuôi tôm công nghệ cao lợi nhuận mỗi ha từ 700 - 800 triệu đồng/vụ

VOV.VN - Nuôi tôm công nghệ cao là mô hình nuôi thủy sản đang được ưu tiên phát triển ở khu vực ven biển của tỉnh Bến Tre. Thực tế cho thấy, nếu mô hình này được đầu tư đúng mức, áp dụng tốt các kỹ thuật vào sản xuất thì cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Qua 6 năm triển khai nuôi tôm công nghệ cao đến nay, ngư dân 3 huyện ven biển là Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre) đã nuôi được trên 3.600 ha, năng suất bình quân từ 60 - 70 tấn/ha mặt nước. Sản lượng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại địa phương này đạt 90.250 tấn, chiếm trên 58% tổng sản lượng nuôi tôm nước lợ của tỉnh, lợi nhuận trung bình mỗi ha từ 700 - 800 triệu đồng/vụ nuôi.

Ưu điểm của mô hình nuôi tôm công nghệ cao là đầu tư khép kín, cách ly được môi trường dịch bệnh giai đoạn đầu, nuôi mật độ cao, quản lý tốt được thức ăn và môi trường, nâng cao tỷ lệ sống, nuôi tôm lên cỡ lớn, tạo điều kiện tăng năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích.

Thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngư dân, doanh nghiệp phát triển mô hình nuôi thủy sản này, phấn đấu đến năm 2025 nuôi 4.000 ha tôm công nghệ cao.

Đối với các vùng nuôi tôm quy mô tập trung, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công Thương đã đề xuất Cục Điện lực và năng lượng tái tạo xây dựng các trạm biến áp 110KV trên địa bàn 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú; triển khai 3 dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản huyện Bình Đại, dự án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật vùng nuôi tôm biển ứng dụng CNC huyện Bình Đại, dự án Hạ tầng vùng nuôi tôm ứng dụng CNC huyện Ba Tri, với tổng mức đầu tư 327 tỷ đồng.

Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư lắp đặt 14 trạm quan trắc tự động để giám sát 12 thông số môi trường nước. Các thông số này được cập nhật liên tục 15 phút/lần về diễn biến môi trường vùng nuôi thủy sản nước lợ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bến Tre đề nghị địa phương đề xuất nhu cầu vay vốn đối với các hợp tác xã, tổ chức, cá nhân. Đến cuối tháng 9/2024, dư nợ cho vay lĩnh vực này đạt 433 tỷ đồng. Hướng tới, tỉnh Bến Tre khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất dựa trên các hộ/cơ sở nuôi phân tán, nhỏ lẻ hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngành nuôi tôm ĐBSCL cần giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải
Ngành nuôi tôm ĐBSCL cần giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải

VOV.VN - Nghề nuôi tôm nước lợ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần giảm chi phí, nâng hiệu quả kinh tế, thích ứng biến đổi khí hậu và góp phần giảm phát thải.

Ngành nuôi tôm ĐBSCL cần giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải

Ngành nuôi tôm ĐBSCL cần giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải

VOV.VN - Nghề nuôi tôm nước lợ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần giảm chi phí, nâng hiệu quả kinh tế, thích ứng biến đổi khí hậu và góp phần giảm phát thải.

Người nuôi tôm còn đối diện nhiều khó khăn
Người nuôi tôm còn đối diện nhiều khó khăn

VOV.VN - Sản lượng tôm nuôi nước ta vẫn tăng, tuy nhiên, nghề nuôi tôm tiếp tục đối diện nhiều khó khăn, trong đó, có vấn đề dịch bệnh.

Người nuôi tôm còn đối diện nhiều khó khăn

Người nuôi tôm còn đối diện nhiều khó khăn

VOV.VN - Sản lượng tôm nuôi nước ta vẫn tăng, tuy nhiên, nghề nuôi tôm tiếp tục đối diện nhiều khó khăn, trong đó, có vấn đề dịch bệnh.

Về Cà Mau thăm vùng nuôi tôm - lúa sinh thái
Về Cà Mau thăm vùng nuôi tôm - lúa sinh thái

VOV.VN - Tỉnh Cà Mau có lợi thế canh tác tôm - lúa. Gần đây mô hình được canh tác theo hướng sinh thái, hiệu quả hơn giúp người dân tăng thu nhập.

Về Cà Mau thăm vùng nuôi tôm - lúa sinh thái

Về Cà Mau thăm vùng nuôi tôm - lúa sinh thái

VOV.VN - Tỉnh Cà Mau có lợi thế canh tác tôm - lúa. Gần đây mô hình được canh tác theo hướng sinh thái, hiệu quả hơn giúp người dân tăng thu nhập.