Phát triển công nghiệp ô tô cần phải giảm ngay giá xe

VOV.VN - Giá bán xe quá đắt so với các nước trong khu vực, trong khi công nghiệp ô tô trong nước lại phụ thuộc vào một số doanh nghiệp lắp ráp.

Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương), quy mô thị trường ô tô Việt Nam hiện nay tuy rất nhỏ nhưng giá xe lại cao hơn các nước khác. Điều này sẽ khiến ngành công nghiệp ô tô trong nước chịu áp lực cạnh tranh rất lớn.

Với lộ trình cắt giảm thuế quan Việt Nam phải thực thi, đến năm 2018, sản phẩm ô tô nhập khẩu từ các quốc gia thành viên ASEAN và ASEAN+3 (gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) sẽ giảm xuống mức 5% và 0%.

Bà Thúy đánh giá, giá bán xe ô tô ở Việt Nam hiện nay quá đắt so với các nước trong khu vực, trong khi đó nền sản xuất ô tô trong nước chỉ phụ thuộc vào một số doanh nghiệp lắp ráp. Do đó, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm đường phát triển.

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm đường phát triển.
(Ảnh minh họa: KT)
Cụ thể là sau nhiều năm hưởng ưu đãi, nhưng nhiều chỉ tiêu về tỉ lệ nội địa hóa trong sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đã không hoàn thành mục tiêu đề ra, công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa phát triển. Đến nay, Việt Nam mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp các phụ tùng linh kiện ô tô được nhập khẩu từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc. Phụ tùng linh kiện được sản xuất trong nước cũng chủ yếu dừng lại ở những phụ tùng đơn giản như tấm ốp trần, tấm chống ồn, khung xe…

Trong khi đó, thị trường ô tô Việt Nam hiện nay đang chịu sự chi phối của hơn 20 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô (VAMA). Tốc độ tăng trưởng thị trường ô tô của nước ta giảm mạnh trong năm 2012 nhưng tăng nhanh trong giai đoạn 2013 - 2015.

Theo đánh giá của bà Thúy, mức tăng trưởng trong giai đoạn 2013 - 2015 vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực ASEAN. Cụ thể, năm 2014, sản lượng ô tô của Thái Lan đạt gần 2 triệu chiếc, trong đó thị trường nội địa 800.000 chiếc. Tương tự ở Indonesia dao động 1,2 - 1,4 triệu xe; còn ở Việt Nam sản lượng chưa đến 200.000 xe.

Bà Thúy cho rằng, để có thể cạnh tranh, ô tô Việt Nam cần giảm giá bán, cắt giảm chi phí sản xuất. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc vào sản xuất phụ tùng linh kiện. Đồng thời học tập kinh nghiệm từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển công nghiệp ô tô được hưởng nhiều ưu đãi
Phát triển công nghiệp ô tô được hưởng nhiều ưu đãi

VOV.VN - Dự án đầu tư phát triển công nghiệp ô tô được vay vốn, hỗ trợ xúc tiến thương mại cũng như được ưu đãi nhiều loại thuế.

Phát triển công nghiệp ô tô được hưởng nhiều ưu đãi

Phát triển công nghiệp ô tô được hưởng nhiều ưu đãi

VOV.VN - Dự án đầu tư phát triển công nghiệp ô tô được vay vốn, hỗ trợ xúc tiến thương mại cũng như được ưu đãi nhiều loại thuế.

Ngành công nghiệp ô tô nước nào hưởng lợi từ TPP?
Ngành công nghiệp ô tô nước nào hưởng lợi từ TPP?

VOV.VN - Thời báo kinh doanh của Anh IB Times nhận định, ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia hiệp định TPP.

Ngành công nghiệp ô tô nước nào hưởng lợi từ TPP?

Ngành công nghiệp ô tô nước nào hưởng lợi từ TPP?

VOV.VN - Thời báo kinh doanh của Anh IB Times nhận định, ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia hiệp định TPP.

Công nghiệp ô tô: Chính phủ và doanh nghiệp chưa có tiếng nói chung
Công nghiệp ô tô: Chính phủ và doanh nghiệp chưa có tiếng nói chung

VOV.VN - Mặc dù xác định ô tô là ngành công nghiệp quan trọng nhưng mong muốn của chính phủ và doanh nghiệp vẫn còn nhiều điểm khác biệt.

Công nghiệp ô tô: Chính phủ và doanh nghiệp chưa có tiếng nói chung

Công nghiệp ô tô: Chính phủ và doanh nghiệp chưa có tiếng nói chung

VOV.VN - Mặc dù xác định ô tô là ngành công nghiệp quan trọng nhưng mong muốn của chính phủ và doanh nghiệp vẫn còn nhiều điểm khác biệt.