Phát triển kinh tế biển cần hài hòa giữa kinh tế và môi trường

VOV.VN - Tại Diễn đàn phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022 được tổ chức ở tỉnh Phú Yên ngày 12/6, đại diện các tỉnh, thành phố có biển đã đưa ra các vướng mắc và đề xuất, giải pháp phát bền vững kinh tế biển.

Thành phố Đà Nẵng có cảng biển và kinh tế phát triển bậc nhất tại miền Trung. Nhiều năm qua, địa phương này luôn nỗ lực, tập trung phát triển để trở thành một đô thị biển và phát triển kinh tế biển một cách bền vững. Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, thành phố đã lồng ghép các nội dung phát triển bền vững kinh tế biển vào kế hoạch triển khai Nghị quyết 43 của Bộ Chính Trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hiện thành phố Đà Nẵng đang tập trung phát triển du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng ven biển, phát triển các sản phẩm văn hóa du lịch gắn liền với danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ông Hồ Kỳ Minh khẳng định, Đà Nẵng đang khai thác hiệu quả cảng biển Tiên Sa và từng bước chuyển đổi qua cảng biển du lịch sau khi xây dựng mới cảng Liên Chiểu. Đồng thời, tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng kết nối đường cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B đến cảng biển Tiên Sa, cảng biển Liên Chiểu.

“Đối với ngành thủy sản, thành phố Đà Nẵng chuyển đổi cơ cấu, hạn chế và tiến tới dừng hẳn việc khai thác ven bờ và khuyến khích hải sản xa bờ kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo. Dưới sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đà Nẵng đang tập trung đầu tư nâng cấp cảng biển cảng cá Thọ Quang, âu thuyền Thọ Quang cũng như chợ Đầu Mối vừa phục vụ cho phát triển khai thác hải sản vừa gắn với phát triển du lịch”, ông Hồ Kỳ Minh nói.

Vùng biển Việt Nam có trữ lượng nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng với hơn 2.000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trong quá trình phát triển, ngành thủy sản luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền. Nghị quyết  36 ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 xác định, thủy sản là một trong các ưu tiên phát triển kinh tế biển.

Bên cạnh khai thác thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng các đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển. Mục tiêu của đề án nhằm phát triển nuôi biển trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp, đồng bộ, an toàn, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, thương hiệu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện kinh tế xã hội và thu nhập của cộng đồng cư dân ven biển.

Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, trên địa bàn ven biển nước ta, nhiều quy hoạch ngành quốc gia liên quan đến biển căn cứ vào quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. Tuy nhiên, đến nay cả 2 quy hoạch mới chỉ bắt đầu quá trình xây dựng, trong khi thời gian các quy hoạch khác phải trình là tháng 12/2021.

Ông Trần Đình Luân kiến nghị: “Các nghiên cứu, điều tra cơ bản về biển tốn nhiều kinh phí nên đề nghị được bố trí theo dòng vốn khác với vốn bố trí điều tra cơ bản thường xuyên, hàng năm của Bộ để làm căn cứ xác định cơ cấu nguồn lợi cho phù hợp. Ưu tiên nguồn lực để thực hiện nghị định 67 và một số chính sách để phát triển thủy sản. Cụ thể là các khu neo đậu tránh tránh trú bão, cảng cá, đặc biệt là tuyến biển, đảo phục vụ khai thác thủy sản trên biển”.

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, Kinh tế biển đang trở thành động lực phát triển của đất nước. 60% tổng sản phẩm quốc nội được đóng góp từ kinh tế biển. Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 36, các cơ quan Trung ương và các địa phương có biển đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết. Nhờ thế, Du lịch biển đảo mang lại 70% doanh thu cho ngành du lịch cả nước. Vận tải hàng hóa đường biển; Sản lượng khai thác dầu khí; Nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt cao.

Cả nước hiện có 18/19 khu kinh tế ven biển nằm trong quy hoạch đã được thành lập. Tuy nhiên, hiện quy mô kinh tế biển còn khiêm tốn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thuỷ sản đang giảm sút nghiêm trọng, thiếu bền vững.

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, thời gian tới phát triển bền vững kinh tế biển cần phải đảm bảo sự hài hòa giữa kinh tế và môi trường:

“Bền vững có rồi, nhưng chúng ta cũng phải đảm bảo phát triển nhanh. Phải đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển gắn với bảo vệ môi trường với bảo tồn phát triển bền vững đa dạng sinh học biển, phải dựa trên nền tảng đảm bảo ứng phó với biển đổi khí hậu với mực nước biển dâng, gắn bó giữa đời sống nhân dân giữa phát triển kinh tế với xây dựng văn hóa biển. Đây đều là những chủ trương, yêu cầu trong Nghị quyết số 36. Đồng thời nó cũng đã bộc lộ ra trong quá trình thực hiện của chúng ta, đòi hỏi phải tiếp tục có những phân tích làm rõ để có cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tìm giải pháp phát triển tốt hơn kinh tế biển Việt Nam
Tìm giải pháp phát triển tốt hơn kinh tế biển Việt Nam

VOV.VN - Sáng nay (12/6) tại thành phố Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022.

Tìm giải pháp phát triển tốt hơn kinh tế biển Việt Nam

Tìm giải pháp phát triển tốt hơn kinh tế biển Việt Nam

VOV.VN - Sáng nay (12/6) tại thành phố Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022.

Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập trong một thế giới đầy biến động
Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập trong một thế giới đầy biến động

VOV.VN - Thời gian qua, xung đột chiến tranh, thương mại, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi toàn cầu với những diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường đã làm bộc lộ nhiều vấn đề của nền kinh tế cần phải khắc phục.

Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập trong một thế giới đầy biến động

Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập trong một thế giới đầy biến động

VOV.VN - Thời gian qua, xung đột chiến tranh, thương mại, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi toàn cầu với những diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường đã làm bộc lộ nhiều vấn đề của nền kinh tế cần phải khắc phục.

Hướng đến phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
Hướng đến phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

VOV.VN - Đến năm 2030, đóng góp GDP của các ngành kinh tế biển sẽ tăng lên 23,5 tỷ USD tương đương 538.000 tỷ đồng nếu áp dụng kịch bản “phát triển bền vững” hay còn gọi là “xanh lam”.

Hướng đến phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Hướng đến phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

VOV.VN - Đến năm 2030, đóng góp GDP của các ngành kinh tế biển sẽ tăng lên 23,5 tỷ USD tương đương 538.000 tỷ đồng nếu áp dụng kịch bản “phát triển bền vững” hay còn gọi là “xanh lam”.