Tìm giải pháp phát triển tốt hơn kinh tế biển Việt Nam

VOV.VN - Sáng nay (12/6) tại thành phố Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022.

Ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo.

Diễn đàn Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022 có sự tham dự của các tỉnh, thành phố có biển trong cả nước. Đại diện bộ, ngành trung ương và các địa phương đã trình bày các tham luận về tình hình kinh tế biển, cơ hội và thách thức, giải pháp và chiến lược phát triển kinh tế biển trong thời gian tới.

Ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên cho biết, Phú Yên có bờ biển dài gần 190 km, với ngư trường rộng, nguồn thuỷ sản phong phú, nhiều đầm vịnh kín gió, thuận lợi cho nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, phát triển dịch vụ du lịch và cảng biển. Khu Kinh tế Nam Phú Yên là một trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước được đầu tư hạ tầng tương đối đồng bộ. Kinh tế biển đã và đang trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững kinh tế biển, thời gian tới đẩy mạnh phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản trên biển, nhanh chóng hoàn thành quy hoạch tỉnh, nhằm thống nhất quy hoạch các địa phương ven biển, quy hoạch khu dân cư, đô thị, khu kinh tế, khu dịch vụ ven biển; sớm hoàn thiện kế hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ cho tỉnh Phú Yên, nhằm tạo ra chuỗi dịch vụ logistics trong hoạt động khai thác tài nguyên vùng bờ, tài nguyên biển, đảo làm động lực cho các ngành kinh tế biển phát triển theo hướng hỗn hợp, khép kín.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, sau 4 năm triển khai Nghị quyết 36 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các cơ quan Trung ương đã ban hành, chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết. Nhận thức của hệ thống chính trị và người dân về vị trí, vai trò của biển đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên biển. Kinh tế biển, các vùng ven biển trở thành động lực phát triển kinh tế của đất nước... Tuy nhiên, quy mô kinh tế biển còn khiêm tốn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, cơ cấu nghề chưa hợp lý.

Ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu rõ: “Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển các ngành kinh tế biển, trong đó có 6 ngành kinh tế biển chủ đạo như đã được nêu trong Nghị quyết số 36 gồm: Du lịch và dịch vụ biển; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản; nuôi trồng và khai thác thủy sản; công nghiệp ven biển; năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập trong một thế giới đầy biến động
Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập trong một thế giới đầy biến động

VOV.VN - Thời gian qua, xung đột chiến tranh, thương mại, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi toàn cầu với những diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường đã làm bộc lộ nhiều vấn đề của nền kinh tế cần phải khắc phục.

Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập trong một thế giới đầy biến động

Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập trong một thế giới đầy biến động

VOV.VN - Thời gian qua, xung đột chiến tranh, thương mại, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi toàn cầu với những diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường đã làm bộc lộ nhiều vấn đề của nền kinh tế cần phải khắc phục.

Hướng đến phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
Hướng đến phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

VOV.VN - Đến năm 2030, đóng góp GDP của các ngành kinh tế biển sẽ tăng lên 23,5 tỷ USD tương đương 538.000 tỷ đồng nếu áp dụng kịch bản “phát triển bền vững” hay còn gọi là “xanh lam”.

Hướng đến phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Hướng đến phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

VOV.VN - Đến năm 2030, đóng góp GDP của các ngành kinh tế biển sẽ tăng lên 23,5 tỷ USD tương đương 538.000 tỷ đồng nếu áp dụng kịch bản “phát triển bền vững” hay còn gọi là “xanh lam”.

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển bền vững gắn với sinh kế của cư dân
Khánh Hòa phát triển kinh tế biển bền vững gắn với sinh kế của cư dân

VOV.VN - Hai năm nay, khu vực nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè của ngư dân trên vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh đã xuất hiện những lồng nhựa hiện đại như của các doanh nghiệp nước ngoài.

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển bền vững gắn với sinh kế của cư dân

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển bền vững gắn với sinh kế của cư dân

VOV.VN - Hai năm nay, khu vực nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè của ngư dân trên vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh đã xuất hiện những lồng nhựa hiện đại như của các doanh nghiệp nước ngoài.