Phát triển nuôi biển là xu hướng tất yếu

VOV.VN - Lĩnh vực nuôi biển được Đảng, Chính phủ xác định là động lực phát triển kinh tế với nhiều chính sách đã được ban hành, điển hình là Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tầm nhìn, mục tiêu, giải pháp cụ thể.

 

Tuy nhiên, trên thực tế nuôi biển còn gặp nhiều khó khăn do quy mô nhỏ, khu vực nuôi chủ yếu phát triển ở gần bờ, ven các đảo; con giống, thức ăn nuôi, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu sản phẩm còn hạn chế.

Giảm khai thác hải sản từ tự nhiên, tăng nuôi trồng trên biển là hướng đi được ngành thủy sản coi là giải pháp cân bằng giữa nhu cầu của con người với bảo tồn tài nguyên biển, phát triển bền vững.

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, chuyển đổi sang nuôi biển, phát triển quy mô nuôi công nghiệp, hướng tới xuất khẩu, nâng cao chất lượng và giá trị thủy sản Việt Nam là xu hướng tất yếu. Để tận dụng lợi thế khoảng 500.000 ha mặt nước có thể nuôi biển, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cần cùng tham gia bảo tồn biển bền vững, hướng tới ngành kinh tế khai thác tiềm năng từ biển. Ứng với mỗi nhóm quy mô nuôi biển khác nhau cần các giải pháp chuyển đổi khác nhau.

Đối với nhóm có quy mô lớn, cần vận động người dân hợp tác, hướng đến chuyển đổi sang các mô hình nuôi biển theo hướng công nghệ cao. Với nhóm có quy mô trung bình, tập trung hướng dẫn, tập huấn, đào tạo và tăng cường tham quan mô hình nuôi biển, đồng thời có chính sách hỗ trợ, có giải pháp khoa học công nghệ tốt hơn. Với nhóm quy mô nhỏ, cần thúc đẩy liên kết để gia tăng nguồn lực, khuyến khích chuyển đổi nghề hoặc liên kết với nhau để người nuôi có thể tham gia vào chuỗi hoạt động nuôi biển ở địa phương.

Ông Dũng cũng cho biết thêm: "Do quy mô nuôi hộ gia đình nên suất đầu tư nuôi biển vào trang trại trên biển rất hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật rất yếu. Bên cạnh đó, các chuỗi giá trị nuôi mặc dù đã hình thành nhưng còn rời rạc, việc cung cấp cá giống cho ngư dân chưa được kiểm định chất lượng, tương tự đối với thức ăn thủy sản (cá tạp) đưa vào chưa được kiểm định, trừ thức ăn công nghiệp".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nuôi cua biển trong nhà – mô hình làm giàu mới lạ ở Hà Nội
Nuôi cua biển trong nhà – mô hình làm giàu mới lạ ở Hà Nội

VOV.VN - Mô hình nuôi cua biển trong nhà khá đơn giản, thân thiện với môi trường, nhưng đòi hỏi kỹ thuật và sự chăm sóc tỉ mỉ.

Nuôi cua biển trong nhà – mô hình làm giàu mới lạ ở Hà Nội

Nuôi cua biển trong nhà – mô hình làm giàu mới lạ ở Hà Nội

VOV.VN - Mô hình nuôi cua biển trong nhà khá đơn giản, thân thiện với môi trường, nhưng đòi hỏi kỹ thuật và sự chăm sóc tỉ mỉ.

Tái diễn mô hình nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa ở Bến Tre
Tái diễn mô hình nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa ở Bến Tre

VOV.VN - Mô hình này không những phá vỡ quy hoạch vùng đất lúa mà còn làm lây lan nguồn nước mặn trên nội đồng.

Tái diễn mô hình nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa ở Bến Tre

Tái diễn mô hình nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa ở Bến Tre

VOV.VN - Mô hình này không những phá vỡ quy hoạch vùng đất lúa mà còn làm lây lan nguồn nước mặn trên nội đồng.

Nhân rộng 20 mô hình chăn nuôi, trồng trọt ở vùng biên giới Sơn La
Nhân rộng 20 mô hình chăn nuôi, trồng trọt ở vùng biên giới Sơn La

VOV.VN - Các mô hình này đã giúp hàng trăm hộ dân ở miền biên giới Sơn La phát triển kinh tế vườn đồi, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4% đến 5% mỗi năm.

Nhân rộng 20 mô hình chăn nuôi, trồng trọt ở vùng biên giới Sơn La

Nhân rộng 20 mô hình chăn nuôi, trồng trọt ở vùng biên giới Sơn La

VOV.VN - Các mô hình này đã giúp hàng trăm hộ dân ở miền biên giới Sơn La phát triển kinh tế vườn đồi, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4% đến 5% mỗi năm.